Cách trồng táo bằng chậu trên sân thượng

Cách trồng táo bằng chậu trên sân thượng

Kinh nghiệm trồng táo bằng chậu trên sân thượng

    Nhìn những cành táo sai quả, trĩu trịt trên cành, ai cũng thích, chỉ một mảnh sân thượng nho nhỏ, bằng kinh nghiệm tại Học nấu ăn số 1 các bạn có thể trồng được như vậy.

     Táo ta hay còn được gọi là táo chua, một số nơi gọi là quả hạch.Là cây ăn quả có nguồn gốc từ Châu Á. Táo ta được lựa chọn trồng trên sân thượng, bởi cây có sức sống mạnh mẽ, ít ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài và sâu bệnh hại, chịu được nắng nóng, khô hạn. Bên cạnh đó, quả của chúng chứa nhiều vitamin C, chất dinh dưỡng khác và rất dễ ăn.

    Vậy táo ta có gì nổi bật? Cách trồng trên sân thượng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nội dung sau đây.

Đặc điểm cây táo ta

Đặc điểm cây táo ta

    Táo ta thuộc dạng cây bụi, cao từ 2 – 5m, tán rộng, cây phân thành nhiều cành,  thân chứa các gai nhỏ và nhọn. Thân màu nâu xám, khẳng khiu.

    Lá hình trứng, thường mọc so le, kích thước từ 2 – 6cm, chiều dài từ 2 – 4cm, có các lông tơ màu trắng ở mặt dưới của lá.

    Hoa nhỏ, có 5 cánh, màu vàng nhạt, mép cong vào trong, thường mọc trong nách lá thành chùm từ 50 – 55 hoa trên một chùm. Mùa hoa vào cuối tháng 6 đầu tháng 10 dương lịch hàng năm. Vì hoa nở trong thời gian dài nên số lượng hoa thường nhiều hơn so với các loại cây ăn quả khác.

    Quả táo hình tròn hay thuôn dài, đường kính từ 3 – 6cm;lớp vỏ trơn, nhẵn bóng, khi còn non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng nhạt, chín kỹ thường có màu cam cháy, nâu đỏ một phần hay toàn bộ. Thịt quả màu trắng, mềm và xốp, có mùi thơm nhẹ. Mỗi quả có chứa một hạt cứng, hình ovan.

    Các bộ phận của táo ta đều có thể sử dụng được, quả dùng để ăn hoặc ngâm rượu,  hạt và lá dùng để làm thuốc.

Đặc điểm sinh lý

    Táo ta có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau trồng từ 1,5 – 2 năm đã cho mùa quả đầu tiên, là loại cây ăn quả lâu năm, tuổi thọ cao, mỗi cây có thể sống từ 20 – 25 năm.

    Cây ưa nắng, không thích những nơi râm mát và có thể chịu hạn nhưng không thích nơi ẩm ướt, ngập úng.

Cách trồng và những lưu ý khi trồng táo ta trên sân thượng

Cách chọn giống trồng cây :


    Chọn giống táo Thái Lan hoặc Đài Loan hoặc mua cây ghép khoảng 100 đến 150 nghìn đồng/ 1 cây. Nên chọn cây gốc to, không cần phải cao quá, lá xanh tươi không bị vàng héo. 

Đất trồng



    Táo ta phù hợp sinh trưởng trong đất thịt pha cát, đất phù sa ven sông, có độ pH đạt từ 5 – 7. 

    Tuy nhiên, nếu không có những loại đất trên, bạn có thể mua đất chuyên dùng trồng cây tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc đất thông thường. Với đất thường cần trộn thêm phân chuồng hoai mục, phân trùn quế, các giá thể như trấu, xơ dừa, xỉ than và vôi bột nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, giúp đất có độ thông thoáng, thoát nước tốt.

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng:

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng cây táo

    Dụng cụ trồng

    Bạn có thể tận dụng chậu, khay, thùng phuy đựng nước, thùng xốp có sẵn trong nhà để trồng cây táo ta. 

    Thùng to tối thiểu khoảng 60x80cm. Mỗi năm thay thùng to hơn hoặc mua miếng nhựa cơi thêm đất cho cây đủ sức phát triển

    Lưu ý: đục lỗ xung quanh khay thùng để thoát nước.

Thời vụ trồng

Thời điểm tốt nhất để trồng táo là vào đầu mùa mưa đối với miền Nam và vào mùa xuân

Mùa thu đối với miền Bắc, lúc này, lượng mưa nhiều và nhiệt độ phù hợp sẽ thuận lợi cho cây phát triển.

Cách trồng cây táo ta trên sân thượng

    Táo ta thường được nhân giống bằng hạt, bằng cách chiết cành, ghép cành hay ghép mắt. Tuy nhiên, với diện tích trên sân thượng nhỏ hẹp, trồng cây số lượng ít, bạn nên mua cây giống được ươm sẵn tại các vườn ươm, trang trại hay cửa hàng cây giống để tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời, có thể lựa chọn cây giống khỏe mạnh.

Ảnh minh họa

    Mua đất sạch Tribat và tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa (tỉ lệ trộn 2 bao đất: 1 bao xơ dừa: 1 vỏ trấu: 1 bao phân bò hoai mục: 1 bao nhỏ trùng quế)… 

    Nên bón lót với vôi rồi phơi rải nắng từ 3-5 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

    Chú ý : Gốc cây cách mặt đất khoảng 20cm để chống úng. Sau đó lấy rơm rắc xung quanh gốc 1 lớp dày 2-3cm để giữ ẩm,sau đó tưới đẫm nước.

Ánh sáng : 

    Cây táo ưa nắng, sáng, không gian thoáng đãng cây sẽ cho nhiều quả và ít sâu bệnh.

    Nhiệt độ: 

    Cây táo chịu được khoảng nhiệt độ rộng từ 25 đến 32 độ, ánh nắng nhiều trực tiếp từ 5giờ/ ngày.

    Độ ẩm: 

    Cây táo ưa ẩm vừa.

    Đất trồng: 

    Đất thịt nhiều mùn, thoáng xốp và giàu dinh dưỡng.

    Tiến hành đổ 2/3 đất đã qua xử lý vào thùng xốp hoặc chậu trồng, đào hố có kích thước lớn hơn bầu ươm từ 3 – 4cm, lấy dao sắc rạch bỏ nhẹ nhàng vỏ bầu ươm, đặt bầu cây xuống hố đã đào, lấp đất phủ kín bầu, rồi nén nhẹ đất xung quanh gốc, có thể cắm cọc xung quanh để giữ cây không bị nghiêng ngả. 

Sau khi trồng nên tiến hành tưới nước dạng phun sương ngay cho cây.

Bí quyết chăm sóc cây táo ta xanh tốt, cho sai quả

    Mẹo để cây táo sai trái (cho năng suất tăng đến 40, 50%):

Mẹo để cây táo sai trái


    Khi cây ra bông, rạch nhẹ hình tròn xung quanh gốc cây vết rạch khoảng 1cm, thu hoạch xong lấy đất mùn trét vào vết rạch, (nhằm cho cây tức thân mà bùng sai quả), mỗi vụ ra hoa rạch 1 lần, mỗi vếch rạch cách nhau khoảng 10cm 

    Đối với cây táo trồng trên sân thượng hay trồng tại vườn thì cách chăm sóc cũng tương tự như nhau.

  Tưới nước: 

    Trong giai đoạn trưởng thành cây táo cần nhiều nước, nên tưới cho cây vào buổi sáng.

    Trong giai đoạn ra hoa đậu quả, nếu tưới quá ít nước hoặc nắng hạn hoa táo bị rụng, quả nhỏ, quả có vị chát không ngon.

    Bón phân :

  Khi trồng táo được khoảng 20 - 30 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế.

    Mỗi tuần bón 1 lần trong 2 tháng đầu. Sau đó, cứ khoảng 30 ngày bón thêm nữa. Dùng xẻng xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm vào mùa mưa tiến hành vun xới và bồi gốc cây.

    Cây một năm tuổi:

    Bón cho mỗi cây 2kg phân hữu cơ + 0,1 kg Super lân + 0,4kg NPK, số lượng phân này được chia đều thành 4 lần/năm, mỗi lần bón cách nhau 3 – 4 tháng.

    Cây từ 2 năm tuổi trở lên: 

Bón cho cây 1kg NPK, chia thành 4 lần/năm. Và sau mỗi lần thu hái quả cần bón thêm 1 – 2kg phân hữu cơ sinh học.

    Tỉa cành

    Định kỳ 2 – 3 tháng/lần cần cắt bỏ cành nhỏ, cành dưới tán, cành mắc sâu bệnh. Và sau mỗi mùa thu hoạch quả, có thể đốn tái sinh hết cành cấp 3. Việc làm này giúp cây “trẻ” lại để vụ sau ra hoa, kết trái nhiều hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

    Cách trị bênh phấn trắng cho cây táo: 

Cách trị bênh phấn trắng cho cây táo
Ảnh minh họa

    Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phát tán cây thông thoáng cho cây quang hợp ánh nắng, lưu ý tạo độ ẩm cho cây nhưng phải thoát nước tốt, không để đọng nước là môi trường tốt cho nấm phát triển hại cây.

     Cách trị Bệnh ghẻ cây táo :

Cách trị Bệnh ghẻ cây táo

    Trên lá đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng cách sau thu hoạch cần đốn tỉa triệt để và thu gom hết tàn dư cây bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan. Không để tán quá dày làm cây thiếu ánh sáng; cắt tỉa, tạo hình để cây sinh trưởng phát triển tốt, có độ thông thoáng, tránh được ẩm độ cao.

    Cách trị Rệp sáp phấn Rệp :

Cách trị Rệp sáp phấn Rệp


    Bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Nếu rệp ít thì dùng tay giết, dùng tia nước mạnh xịt rửa ổ bệnh nếu nhiều thì phun thuốc trừ sâu tự chế từ gừng tỏi ớt.

    Sâu cuốn lá :

    Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun thuốc.

    Giòi đục quả: 

    Giòi đục trong quả làm quả bị hư thối. Một quả táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.

    Bên cạnh đó, nên định kỳ 3 – 4 tháng quét nước vôi vào gốc cho cây một lần và nhặt bỏ lá vàng, vệ sinh xung quanh gốc cây.

 Trên đây là thông tin chi tiết về cách trồng táo ta trên sân thượng và kỹ thuật chăm sóc táo ta. Người trồng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn này để sở hữu cây táo xanh tốt, năng suất cao.

Chúc các bạn thành công tại Học nấu ăn số 1

Đánh giá bài viết:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn