Cách trồng chanh dây trên sân thượng

Cách trồng chanh dây trên sân thượng sai quả

    Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây thích nghi với điều kiện nhiệt độ, môi trường trên sân thượng vừa có thể hóa sân thượng đầy nắng trở nên đẹp hơn, tạo bóng râm mang lại làn gió mát vừa có thể thu hái quả thì cây chanh leo là phù hợp nhất

Cách trồng chanh dây trên sân thượng sai quả

    Quả chanh dây rất được ưa chuộng hiện nay. Với vị chua ngọt làm nước giải khát mùa hè rất bổ dưỡng. Việc trồng cây chanh dây trên sân thượng vừa cho quả vừa làm cảnh phủ bóng mát vô cùng tiện ích.

    Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chanh dây và bí quyết trồng chanh dây trên sân thượng đúng chuẩn.

    Đặc điểm nổi bật của cây chanh dây

Cách trồng chanh dây trên sân thượng sai quả

    Chanh dây hay còn gọi với cái tên khác là chanh leo là loại cây trồng nhiều và phổ biến tại Việt Nam

    Cây chanh dây rất dễ trồng và dễ sống. Nếu không có chậu bạn có thể dùng túi bao bố, túi xi măng, thùng nhựa, thùng xốp hay trồng trực tiếp trên nền đất đều được.

    Thân cây 

    Dạng leo, tròn, khi còn non có màu xanh và chuyển màu nâu nhạt khi về già, trơn nhẵn, có chiều dài từ 10 – 15m. Có nhiều tua cuốn. .

    Chanh dây thân mềm, mọc bằng cách leo bám vào cây to hoặc giàn liếp.

    Cây nhiều tua cuốn, lá xanh non mọc xen kẽ trên nhánh, viền lá có răng cưa, kích thước từ 6 – 15cm.

    Hoa chanh dây :

    Mọc từ các nách lá, có hương thơm dịu nhẹ. Hoa có 5 cánh, màu trắng tím (Màu trắng ở giữa màu tím bao bọc xung quanh), đường kính từ 7 – 10cm, cuống dài. Hoa rất sai, mùa hoa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch hàng năm, tuy nhiên, hoa chanh leo không bền, chỉ sau nở được một tuần, sau đó, tiếp tục đợt hoa khác. Và được thụ phấn nhờ các loại côn trùng.

    Lợi ích trồng chanh dây

    1 Bảo vệ tim mạch

    Chanh dây rất giàu kali giúp điều hòa huyết áp, làm thư giãn các mạch máu và qua đó có thể làm giảm căng thẳng cho tim và cải thiện sức khỏe tim toàn diện.

    2 Tăng cường hệ miễn dịch

    Với hàm lượng vitamin C, vitamin A cao và chứa nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể, giúp thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, chống lại các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và virus. Từ đó giúp hệ miễn dịch của chúng ta khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được một số bệnh vặt thông thường.

    3 Cải thiện hệ tiêu hóa

    Trong quả chanh dây có chứa rất nhiều chất xơ đặc biệt là chất xơ hòa tan như một loại thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol bằng cách bài tiết qua phân.

    4 Làm đẹp da

    Với nguồn vitamin A dồi dào và chất chống oxy hóa như vitamin C, carotene giúp nuôi dưỡng làn da, ngăn ngừa lão hóa và chống viêm da.

    5 Giúp xương chắc khỏe

    Chứa các khoáng chất như Canxi, Magie, Sắt, Photpho giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

    6 Giúp ngủ ngon hơn

    Hợp chất Alkaloids trong chanh dây giúp điều trị chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, giúp tĩnh tâm, an thần, giảm bồn chồn. Uống một ly nước ép chanh dây trước khi ngủ sẽ giúp bạn có một giác ngủ sâu và ngon hơn.

    Cách trồng cây chanh dây trên sân thượng

    Chuẩn bị

    Dụng cụ

    Bạn có thể tận dụng bao xi măng, xô hỏng, thùng xốp hoặc chậu trồng cây. Tuy nhiên phải chọn vật dụng trồng có kích thước lớn hơn 50cm, có lỗ thoát nước.

    Đất trồng chanh dây

    Chanh dây cũng không quá kén đất. Bạn trộn đất thịt với phân chuồng (trâu, bò, gà…) ủ mục, vỏ trấu đã đốt, vỏ trấu chưa đốt, xơ dừa. Hoặc nếu không có sẵn bạn có thể tìm mua các bao đất pha sẵn có bán ở các cơ sở giống cây trồng.

    Đất được chuẩn bị trước khi trồng, cần trộn vôi bột để xử lý mầm bệnh có trong đất phân chuồng hoai mục hay phân trùn quế và với vỏ trấu, bạn có thể thay bằng xơ dừa, xỉ than nếu không có vỏ trấu.

    Sau thời gian phơi đất, đổ đất vào chậu hoặc thùng xốp sẵn sàng chuẩn bị trồng chanh leo.

    Chuẩn bị giống :

    Bạn nên tìm mua những quả chanh dây màu tím sẫm, vỏ nhăn nheo. Sau đó đem ngâm hạt giống khoảng 24 giờ rồi đem gieo vào chậu trồng, phủ lên bề mặt một lớp mỏng.. Hạt nảy mầm khoảng 2-3 tuần sau đó.

    Hiện nay có nhiều loại chanh dây như chanh dây vàng, tím, chanh dây chuối, chanh dây khổng lồ (Hay còn gọi là chanh dây Nam Mỹ). Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn loại chanh dây phù hợp.

    Trồng cây chanh leo từ hạt

Cách trồng chanh dây trên sân thượng sai quả

    Hạt giống chanh leo được ngâm trong nước sạch trong khoảng 24 giờ, rồi vớt hạt ra, rửa lại với nước, vớt ra rổ để ráo mới đem trồng.

    Dùng que tạo một lỗ nhỏ, sâu khoảng 1.5cm, bỏ hạt đã xử lý vào lỗ, lấp một lớp đất mỏng lên trên. Mỗi một thùng xốp và chậu nên trồng từ 2 – 3 hạt. Rồi tưới nước cung cấp độ ẩm để hạt nảy mầm

    Sau khoảng 2 – 3 tuần, khi hạt nảy mầm, nên chọn lọc những cây con mập mạp, khỏe mạnh giữ lại và nhổ bỏ cây còn lại, mật độ cây quá dày không đủ diện tích cho cây sinh sống, cây sẽ còi cọc, không phát triển được.

    Trồng chanh dây từ cây con

Cách trồng chanh dây trên sân thượng sai quả

    Phương pháp này thường được lựa chọn nhiều hơn, bởi tỷ lệ cây sống sót cao, tiết kiệm thời gian, công sức so với trồng bằng hạt.

    Chọn cây con có chiều cao từ 6cm – 10cm, lá xanh tốt tự nhiên, khỏe mạnh.

    Đào hố có kích thước lớn hơn bầu ươm, xé bỏ vỏ bầu, đặt cây con vào chính giữa hố, lấp đất phủ kín bầu, dùng tay nén chặt đất xung quanh gốc, có thể cắm thêm cọc để giữ cây cố định.

    Cây con cần có thời gian thích nghi với môi trường mới nên bạn cũng phải tiến hành che chắn cẩn thận để động vật hay mưa nắng làm cây yếu dần và chết nhé!

   Cách Chăm sóc cây chanh dây

    Làm giàn leo cho chanh

    Khi cây con đã cao từ 50 – 70cm, lúc này cần tiến hành làm giàn cho cây. Làm giàn cho chanh leo cũng giống với cách làm giàn của nhiều loại cây thân leo khác như thiên lý, hoa giấy hay hoa hồng leo…

Cách trồng chanh dây trên sân thượng sai quả

    Bạn có thể tận dụng các nguyên vật liệu rẻ tiền như tre, nứa, thanh gỗ hoặc sắt với chiều cao 1m8 – 2m  để gia đình có không gian rộng rãi, thông thoáng để nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời dễ chăm sóc, thu hái quả.

    Hình dạng của giàn bạn có thể làm theo hình chữ A  hoặc tùy theo sở thích có thể làm giàn với các hình dạng khác nhau miễn sao thẩm mỹ và phù hợp với giống cây chanh leo.

    Chú ý, giàn cần chắc chắn, vững chãi bởi ở sân thượng nhiều gió, gió to giàn yếu, bị quật ngã vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của cây vừa khiến bạn mất nhiều thời gian, công sức dựng lại giàn.

    Tưới nước

    Cây chanh đòi hỏi phải tưới nước để sản xuất trái tốt.Cho nó quá nhiều hoặc quá ít nước có thể dẫn đến hoa và hoa quả kém chất lượng và đôi khi nó cũng có thể chết.Kiểm tra lớp đất trên cùng 5 cm (có khô không) trước khi tưới nước.Vào những ngày có gió và nóng, cần tưới nước thường xuyên hơn.   

    Độ ẩm

    NSếu bạn đang trồng một cây chanh trong nhà, nó đòi hỏi độ ẩm nhất định để phát triển, 50% là lý tưởng.Bạn có thể duy trì độ ẩm bằng cách đặt nó vào khay sỏi, phun sương hoặc sử dụng máy làm ẩm. 

    Cắt tỉa cành, tạo tán

    Chanh leo thường phân nhánh nhiều và mọc lá khá rậm rạp, nếu không cắt tỉa cành và lá cây phân chia dinh dưỡng cho các cành dẫn đến tình trạng còi cọc, quả nhỏ và ít. Chính vì thế, định kỳ từ 2 đến 3 tháng/lần,

    Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi các dấu hiệu của cây để phát hiện và xử lý kịp thời khi cây bị bệnh. Một số bệnh thường gặp ở cây chanh leo là đốm nâu, phấn trắng…Các bệnh này nếu để lâu sẽ khiến cây bị hư lá, mục rễ, thối quả nhưng nếu phát hiện sớm, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp thì dễ giải quyết.

    Bón phân

    Ngoài tưới nước, cây chanh dây cũng cần được bón thêm phân đạm, phân kali nữa, đặc biệt là sau mỗi đợt thu hái xong vì lúc ấy, cây cần thêm nhiều chất dinh dưỡng để tiếp tục phát triển xanh tốt, ra hoa và đậu quả.

    Phòng trừ sâu bệnh

    Là một loại dây leo, cách trồng chanh dây cũng gặp phải một số vấn đề phổ biến liên quan đến sâu bệnh, Những đốm nho nhỏ có màu nâu xuất hiện trên cành sẽ ngày càng lan rộng khiến cho cành cây nhanh chóng bị héo úa.

    Cây chanh dây thường mắc bệnh đốm nâu, phấn trắng, ruồi đục thân,… khiến lá cây bị hư, rễ mục, quả bị thối, vì vậy, bạn cần chú ý quan sát, nhận biết bệnh cần đươc phun thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn trên từng sản phẩm

    Thu hoạch

    Cây sau khi trồng khoảng 5-6 tháng là có thể thu hoạch được, khi thu hoạch nên lựa chọn những trái chín có màu tím sẫm. 

Chúc các bạn thành công tại Học nấu ăn số 1!

Đánh giá bài viết:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn