Phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây

 Phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây

Dưới đây mình sẽ tổng hợp cách phòng trừ sâu bênh cho các bạn tham khảo nhé

Phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây
ảnh internet

 Một số bệnh phổ biến trên cây xà lách như:

  • Bệnh chết cây con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerotium sp.)
  • Bệnh thối bẹ (Slerotium rolfsii, Rhizoctonia solani.)
  • Bệnh Thối Nhũn Vi Khuẩn (Erwinia Carotovora).

Bệnh Cây xà lách

    Độ ẩm tốt để tránh nấm bệnh phát. Kết hợp sử dụng nấm Trichoderma và humic hữu cơ để tăng sức đề kháng của cây.

    Có thể dùng tinh dầu Neem để thay thế.

    Có thể sử dụng các thuốc có hoạt chất Abamectin hay các thuốc dạng cúc tổng hợp,…Nên luân phiên thay đổi để hạn chế tính kháng thuốc của sâu.

Bệnh Cây chanh dây

    Là một loại dây leo, cách trồng chanh dây cũng gặp phải một số vấn đề phổ biến liên quan đến sâu bệnh, Những đốm nho nhỏ có màu nâu xuất hiện trên cành sẽ ngày càng lan rộng khiến cho cành cây nhanh chóng bị héo úa.

    Cây chanh dây thường mắc bệnh đốm nâu, phấn trắng, ruồi đục thân,… khiến lá cây bị hư, rễ mục, quả bị thối, vì vậy, bạn cần chú ý quan sát, nhận biết bệnh cần đươc phun thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn trên từng sản phẩm

Cây nho

Sâu bệnh xuất hiện trên cây nho có khá nhiều đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, kiến thức để phát hiện kịp thời., chăm sóc tốt và xử lý hiệu quả. Trong đó, cách phòng trừ sâu bệnh cho cây nho cần chú ý với một số bệnh thường gặp như:

    Trừ rầy, rệp sáp hại cây :

    Với dấu hiệu là ngọn cây bị héo, co lại, quả nhỏ và có tình trạng nứt. Lúc này việc sử dụng Supracide 40 EC và phun trực tiếp lên cây cần thực hiện càng sớm càng tốt.

    Trừ bệnh phấn trắng: 

    Trên cây sẽ xuất hiện những đốm nhỏ có màu xanh hoặc vàng, đồng thời được bao phủ bởi lớp bột có màu trắng, khá dày đặc. Đối với bệnh này của cây nho thì sử dụng Opsin M 0,075-0,1% phun trực tiếp cho cây, đồng thời tiến hành rắc vôi bột cần thực hiện kịp thời, xử lý triệt để.

    Trừ bệnh nhện đỏ: 

      Những chồi mới của cây khi bị nhện tác động sẽ hút nhựa khiến chồi cây bị hỏng, cháy và khó phát triển được. Sử dụng DC-Tron Plus 98,8EC phun kịp thời sẽ tiêu diệt được loại nhện hại cây này.

    Trừ sâu đục thân, sâu đục cành: 

    Những lỗ sâu đụng bị đùn gỗ, mùn cưa khá dễ dàng phát hiện và cần được xử lý sớm để tránh gây hại cho cây. Trong tình huống này chúng ta sử dụng Basudin 5G, hoặc có thể lựa chọn thuốc sâu phun trực tiếp vào vị trí sâu đục để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.

    Cách điều trị bệnh mốc sương: dấu hiệu nhận biết tình trạng này khá đơn giản là khi trên lá nho có những vết màu vàng tại mặt dưới của lá. Sử dụng thuốc Antracol 70Wp phun cho cây nho giúp việc điều trị bệnh được thực hiện thuận lợi.

    Phòng sâu bệnh hại cây kim tiền

    Khả năng chống chịu sâu bệnh của cây kim tiền rất tốt. Một số bệnh thường gặp gặp ở cây trong nhà, chẳng hạn như vàng lá, lá mất dần màu xanh chuyển sang trắng,…Tuy nhiên nó không tránh khỏi một vài bệnh thường Nguyên nhân những loại bệnh này là do thiếu ánh sáng và dư nước.

    Các vấn đề và sâu bệnh thường gặp :

     Sâu bệnh

    Cây kim tiền chống chịu sâu bệnh tốt. Tuy nhiên vẫn cần chú ý bởi rệp có thể bám vào mặt dưới lá cây. Chúng hút chất dinh dưỡng và làm hỏng lá. Xử lý bằng cách trực tiếp loại bỏ rệp nếu mới phát hiện.

    Nếu số lượng nhiều có thể dùng xà phòng pha loãng phun lên lá cây. Trường hợp lá cây đã bị tổn thương nhiều thì loại bỏ lá đó. Chú ý quan sát cây và đem phơi nắng đủ để lá cây luôn khỏe mạnh.

    Cây kim tiền bị vàng lá, thối gốc:

    Việc cây kim tiền bị vàng lá hay thối gốc rất thường xuyên xảy ra với người mới trồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này. Khi gặp tình trạng trên bạn cần xử lý như sau:

  • Dừng ngay hẳn việc tưới nước cho cây.
  • Di chuyển cây ra nơi có vị trí ánh sáng thích hợp.
  • Loại bỏ những lá bị vàng. Và nhổ hoặc cắt những nhánh bị thối.
  • Kiểm tra lại chậu xem đã có lỗ thoát nước hay chưa? Nếu lỗ bé thì bạn nên làm cho lỗ đó to hơn.
  • Việc tưới nước dừng hẳn để cho đất khô lại. Khi đất khô hẳn, ta mới tưới lại nước đủ ẩm. Trong thời gian này bạn có thể xới lại đất nhẹ nhàng, để cho đất thêm thông thoáng và thoát hơi nước tốt hơn.
  • Nếu như cây bị úng nước quá lâu thì thời giankhắc phục cũng sẽ dài hơn. Mất khoảng 1-2 tháng để cây trở lại trạng thái ban đầu. Sau khi cây đã xanh tốt trở lại, bạn di chuyển cây vào vị trí cũ và lưu ý về cách tưới nước như hướng dẫn phía trên.

    Lá chuyển sang màu nâu:

    Tưới nước quá nhiều là nguyên nhân phổ biến khiến lá chuyển sang màu nâu.

    Lá cây chuyển dần sang màu trắng:

    Đó là biểu hiện của việc tưới nhiều nước cho cây và để cây bị thiếu ánh sáng lâu ngày.

    Thiếu ánh sáng:

    Biểu hiện là lá bị trắng bệch, thiếu sức sống. Các chồi mới mọc trắng nõn, mỏng manh.

    Cách khắc phục:

    Loại bỏ những nhánh thối, hỏng đi. Sau đó bạn chuyển cây ra những nơi có ánh sáng đầy đủ, và thoáng gió. Có thể đặt ở ban công, cạnh cửa sổ hay ngoài sân thượng. Nhưng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp từ mặt trời.

    Sau khi để bên ngoài 1 – 2 tuần bạn cho cây trở lại vị trí cũ. Lúc này cây đã xanh tươi trở lại. Tuy nhiên bạn nên định kỳ thực hiện việc đưa cây ra ngoài môi trường nhiều ánh sáng để cây quang hợp tốt hơn. Có thể mỗi nửa tháng bạn đem cây ra ngoài khoảng 2-3 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh cây mướp

Cách trồng cây mướp sai quả thì cần đặc biệt chú ý đến phòng trừ sâu bênh vì nó là kẻ thù số 1 ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây.

    Sâu – vật phá hại

    Chuột: 

    Cắn phá hạt lúc mới gieo trồng. Với chuột chúng ta sẽ dùng thuốc chuột clerat, Phosphure kẽm, bẫy hoặc phun thuốc trừ sâu có mùi hôi sau khi gieo trồng làm chuột không dám đến gần.

    Dế, sâu đất, sùng đất: 

    Ăn mầm, hạt giống , rễ, đọt non, cây non. Cách xử lý, dùng Basudin hạt vào đất 10 – 15 kg/ha (xử lý thuốc dọc theo đất trồng),rải 20 – 30 hạt Basudin vào mỗihốc sau khi gieo

Bọ rùa: 

    Ăn đọt non, lá non. Với loại này chúng ta sẽ phun Peran, Cyperin….

Sâu vẽ bùa (dòi đục lòn): 

    Sâu đục lòn làm lá dễ bị nhiễm bệnh, cháy khô dẫn đến sụt giảm năng suất. với loại này ta sử dụng Thianmectin 0.5 ME

Sâu xanh, sâu ăn tạp: 

    Cắn phá đọt non, lá non, bông, trái mướp suốt từ cây còn nhỏ đến khi thu hoạch. Với loại này ta dùng Thianmectin 0.5 ME, Peran, Amate

Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông

    Chích hút nhựa lá non, đọt non làm cây phát triển kém dẫn đến sụt giảm năng suất. Đối với loại này chúng ta sử dụng Oncol, Confidor, Decis…

Rầy trắng, rầy xanh: 

    Truyền bệnh virus, trích hút làm cây không phát triển được. Với loại này ta dùng Oncol, Mospilan, Thianmectin 0.5 ME + Dầu khoáng

 Phòng trừ sâu bệnh cây đậu bắp

    Bên cạnh đó, đậu bắp cũng có một số loại bệnh như bệnh cháy lá, bệnh phấn trắng…Để đối phó thì bạn dùng thuốc trừ sâu được pha từ tỏi, rượu, gừng...để phòng chống sâu bệnh cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng trong gia đình.

 Phòng bệnh cho cây cóc Thái

    Dù là cây ít sâu bệnh nhưng nếu quá trình trồng và chăm sóc không tốt cây cóc Thái cũng dễ bị rệp muội bám vào ngọn cây khiến cho lá không thể xanh dẫn đến vàng và chết.

    Dưới đây có 1 số thường gặp bệnh cây cóc Thái

    Bệnh thán thư:

    Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.

    Bệnh phấn trắng:

    Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa.Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC.

    Bệnh muội đen:

 Do bài tiết của rệp, dùng: Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng.

    Bệnh cháy lá:

    Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L.

    Sâu đục thân, cành:

    Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những lo ại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

    Rầy xanh: 

    Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc Thái kém phát riển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC.

    Ruồi đục quả: 

    Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

Sâu bệnh hại dưa hấu

    Với mô hình trồng dưa hấu tại nhà vừa dễ chăm sóc lại ít bệnh hại. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng khi cây phát triển trong những điều kiện đặc biệt như quá lạnh, quá nóng hoặc do đất ngập nước.

    Một số loại côn trùng như rầy mềm, bọ cánh cúng hay chuột rất hay tấn công cây dưa. Bạn nên chú ý.

    Trong thời gian thực hiện cách trồng dưa hấu trong thùng xốp thực hiện cách chăm sóc rất dễ dàng và ít gặp những loại sâu bệnh.

    Những loại côn trùng vườn phổ biến như bọ cánh cứng, rầy mềm hoặc những con chuột đáng ghét cũng có thể phá hoại cây dưa hấu của bạn.

 Phòng trừ sâu bệnh đậu biếc

    Cây đậu biếc thường ít bị sâu bệnh tấn công. Nếu có thì thường bị rệp và lá xoăn gây ảnh hưởng quá trình phát triển và kết hoa của cây. Vì sử dụng hoa nên hạn chế dùng thuốc hóa học. Hãy tự làm thuốc trừ sâu từ tỏi, ớt và rượu pha loãng với nhau để phun.

 Phòng bệnh cho cây cà tím

    Mặc dù đây là loại cây trồng dễ trồng và dễ chăm sóc tuy nhiên nếu ta không chăm sóc đúng kỹ thuật thì nó cũng dễ dàng gặp phải các loại sâu bệnh khác nhau. Vậy làm thế nào phát hiện ra cây trồng của mình bị mắc bệnh, các phòng tránh như thế nào. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về những bệnh dưới đây nhé.

Cây cà tím phát triển rất tốt nếu được chăm sóc đúng cách

    Bệnh cháy lá, đốm lá, mốc sương

    Bệnh này thường phát triển khi cây trồng đã lớn. Những nấm bệnh sẽ bắt đầu xâm nhập vào biểu bì của lá tạo thành một hình bất định và lan rộng.

    Để phòng trừ bệnh này chúng ta cần phải trồng cây có khoảng cách vừa, không quá dày cũng không quá rộng. Cắt tỉa những lá vàng, lá bị sâu bệnh. Trong trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng thuốc hoá học như Thane-M 80 WP, Bavisan 50WP, Dipcy 750 WP.

    Bệnh đốm vằn trên cà

    Bệnh này chỉ xuất hiện trong thời gian cây gần trổ hoa đến thời kì thu hoạch trái. Khi này nấm bệnh sẽ tấn công vào thân lá làm cho giá bị héo, hay thay đổi hình dạng và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.

    Để phòng trị bệnh này chúng ta cần phải thường xuyên luân canh cây trồng, vệ sinh khu vực trồng cây sạch sẽ, và loại bỏ những tàn dư của các cây thu hoạch trước. Nếu bệnh phát triển mạnh có thể dùng Bavisan 50WP, Marthian 90SP để phun ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

    Bệnh héo rũ lá

    Tại giai đoạn cây bắt đầu trổ hoa và kết trái thì bệnh héo rũ thường xuất hiện. Bệnh xảy ra do Bacteria hoặc nấm bệnh tấn công ở phần rễ. Khi đó cây tự dưng bị héo rũ và chết đi.

    Biện pháp phòng trị kịp thời đó là phải đảm bảo đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Trồng luân canh cây khác họ cà, xử lý đất trước khi trồng. Phun phòng bệnh Marthian 90SP trong trường hợp cây có biểu hiện bệnh nặng.

    Bệnh sâu đục hoa, đục trái

    Loại sâu bệnh này tấn công trong tất cả giai đoạn phát triển và sinh trưởng của cây. Nó thường cắn phá các đọt lá non, bông và đục trái. Khi đó sẽ tạo ra các đường ngoằn ngoèo trong trái và làm cho trái không còn giá trí thương phẩm.

    Để phòng trừ sâu bệnh này bạn có thể sử dụng bằng biện pháp thủ công chẳng hạn như bắt sâu vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm. Đồng thời cũng có thể phun thuốc Foton 5.0 ME… để hạn chế sự lây lan, phát triển của sâu bệnh.

    Trồng cây cà tím sẽ không khó nếu như bạn thực hiện đúng theo những kỹ thuật trồng và chăm sóc mà chúng tôi cung cấp trên đây. Chúc các bạn có thể tự trồng được những cây cà tím sai trái nhất.

  Phòng trừ sâu bệnh đậu rồng

  • Phun thuốc trừ sâu sinh học Pesieu đề phòng các loại sâu ăn lá, sâu xanh…
  • Phun Thuốc Man80 WP
  • Để phòng trừ các bệnh rỉ sắt, vàng lá, đốm lá hay thán thư.

Cách phòng ngừa sâu bệnh trên bí ngòi

    Chú ý tỉa bớt cành nhánh, không để đất bị ngập nước sẽ khiến cho cây dễ sinh bệnh và tổn hại đến năng suất của cây.

    Khi cây trồng bị bệnh nấm thối nhũn bạn dùng thuốc sinh học như sau: giã nát củ riềng rồi trộn với nước theo tỷ lệ 1:1, lọc sạch rồi phun lên cây trồng. Cách này khá hiệu quả lại không độc hại, rất phù hợp khi trồng cây tại nhà. Nếu các lá có rệp, nấm mốc, bạn có thể pha thuốc xanh metylen với betadine nồng độ cực nhẹ phun lên lá. 

    Sâu xanh : Dùng Homectin phun phòng trừ.Các loại rầy mềm ,rệp sáp,sâu vẻ bùa sử dụng Mimic,Brightin để xịt.

    Bệnh đốm lá : Dùng Topsin, Mataxyl…Bệnh héo cây dùng Vali,Exin,Sincosin để phòng trừ.

Phòng trừ sâu bệnh bí ngòi

  • Bệnh lở cổ rễ
  • Bệnh chết xanh
  • Bệnh đốm nâu

 Sâu bệnh – Phòng và chữa trị lam cẩm cù

    Sâu hại

    Cẩm cù ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.

    Bệnh và phòng bệnh

    Cẩm cù cũng rất ít bị nhiễm bệnh, một số ít nấm có thể nhiễm làm cây bị bệnh, lá thường có đốm đem, nâu, cây chậm phát triển. Bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất ở Cẩm cù là bệnh ‘nứt gốc’ dẫn tới chết cây. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về bệnh trên Cẩm cù do đó phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất. Dùng chất trồng sạch, tạo môi trường vệ sinh, thoáng mát giúp cây trồng không bị nhiễm các loại nấm bệnh.

Phòng trị sâu bệnh ở rau muống
    Rau muống rất ít bị bệnh hại, tuy nhiên có một số loại sâu bệnh có thể gây hại cho rau muống mà bạn cần chú ý:
    Các loại sâu xanh, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn lá, sâu khoang và sâu ba ba, nếu phát hiện các loại sâu này thì bạn sử dụng một trong các loại thuốc để phun như Aztron, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP,... Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.
    Rầy xám thường gây hại ở rau muống cạn, để phòng trừ bệnh thì bạn dùng thuốc Bassa 50ND, Cyperan 25EC... phun kỹ trên toàn bộ cây.
    Bệnh rỉ trắng thường xuất hiện trên rau muống nhiều nhất vào mùa mưa. Để phòng bệnh này thì bạn cần chú ý lên liếp cao cho rau để thoát đất nước tốt. Khi phát hiện bệnh thì sử dụng các loại thuốc như Score 250 EC, Sherpa 20EC, Regent 80WG, Dithane 80WP, Sumicidin 10EC, thuốc sinh học NPV để phun cho rau.

  Phòng trừ sâu bệnh cà chua

    Sâu xám: Thường gặp chủ yếu ở cây con mới trồng, ban ngày ở dưới lòng đất, ban đêm cắn cây. Do vậy, bạn nên phơi thật ải đất trước khi trồng để hạn chế loại sâu bệnh này.

    Sâu đục quả: Thường chủ yếu đẻ trứng trên lá, đến khi nở thì con sẽ đục lá và ăn quả cà chua. Cách tốt nhất là bạn nên phun thuốc diệt trừ. 

    Bệnh sương mai:  Là bệnh nấm có thể tấn công trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây. Nó sẽ gây ra các đốm xám, mốc trên lá và quả mà sau đó chuyển sang màu nâu. Bệnh lây lan và được hỗ trợ bởi thời tiết ẩm ướt kéo dài.Cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những cây bị nhiễm bệnh. 

    Ngoài những bệnh kể trên, cà chua thường gặp một số bệnh khác như đốm lá, xoăn lá, nứt quả… Do vậy, nếu gặp bất kì hiện tượng bất thường nào, bạn nên đến các tiệm thuốc bảo vệ thực vật để được mua loại thuốc tiêu diệt triệt để.

 Phòng trừ sâu bệnh đậu co ve

    Biện pháp sử lý

·         Thường xuyên theo dõi, tỉa lá bị ruồi đục và hoa, trái bị sâu hại đem ủ phân hay chôn để diệt nguồn sâu mới xâm nhập vào ruộng, tránh sự tích lũy sâu sau này.

·         Trong giai đoạn thu hoạch, ngắt triệt để trái hư đem tiêu hủy để hạn chế sự phá hoại của sâu đục quả, giảm bớt nguồn sâu trên đồng ruộng.

·         Giai đoạn cây lớn (25 ngày sau gieo), nên cắm chà hình nanh sấu làm cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu đục quả lên đẻ trứng.

·         Tưới phun với áp lực mạnh trên lá để rửa trôi nhộng, ruồi, nhện, bọ trĩ.

·         Thường xuyên làm cỏ trên ruộng, ven hai bên bờ ruộng để tiêu diệt nơi ẩn náu của bướm, sâu đục quả. Kết hợp khi làm cỏ, dọn sạch lá khô để hạn chế nơi hóa nhộng của sâu đục quả và nhộng ruồi còn dính trên lá.

Biện pháp phun thuốc

·         Thường xuyên theo dõi, xác định thời điểm thích hợp để phun thuốc trừ sâu. Đối với mỗi loại dịch hại đều có thời điểm phun thuốc hợp lý, có thể hạn chế được sự phát triển của sâu hại nhưng vẫn đảm bảo năng suất, không tồn dư thuốc hóa học trên quả.

·         Giai đoạn cây nhỏ (10 - 30 ngày sau gieo): Phun thuốc khi có khoảng 30% lá bị ruồi đục (sâu vẽ bùa), phun tập trung trên bề mặt lá khoảng 2/3 cây trở xuống. Các loại thuốc có hiệu lực cao trên ruồi đục lá: Sherpa 25 EC; Oncol 20 EC; Regent 0.5G; Vertime 1,8 EC; Abatin 1.8 EC; Trigard 75WP; Aim...

·         Đối với giai đoạn ra hoa kết trái cần phun khi có khoảng 10-15% hoa bị hại, tập trung vào hoa, lá non. Sử dụng Sherpa 25EC, Karate 2,5 EC, Mimic 20 DF, Xentari 35 WDG để tránh thuốc tồn dư trong quả. Trường hợp mật độ sâu quá cao và tuổi lớn có thể sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu gốc Pyrethoid với thuốc vi sinh cho một lần phun.

·         Khi sắp thu hoạch, không nên sử dụng thuốc hóa học; áp dụng triệt để các biện pháp ngắt trái bị sâu đục; có thể sử dụng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc...

 Phòng và trị bệnh cây ớt

    Phòng bệnh hại rễ: sau khi đặt cây 10 - 15 ngày dùng thuốc Norshield 86.2WG pha liều lượng 16g/ 16 lít nước hay Eddy 72 WP (50 g/16 lít nước) để tưới hay phun vùng rễ ớt.
    Phòng bệnh bộ phận cây trên mặt đất: phun thuốc sớm khi thời tiết thay đổi hoặc phun định kỳ 7 - 10 ngày/1 lần. Sử dụng luân phiên 1 trong các loại thuốc như sau: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít), Agri-Life 100SL (15 ml/bình 16 lít). 

Bệnh thối rễ và thối hạch gốc cây ớt

     Bệnh thối rễ và thối hạch gốc cây ớt 

          Phòng bệnh thán thư thối trái ớt: Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) + Caltrac (25 g + 15 ml/bình 16 lít). 

      Bệnh thán thư trên cây ớt

      Bệnh thán thư trên cây ớt 

          Phòng bệnh sương mai, thối ngọn, thối trái: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít).

          Sử dụng thuốc trừ bệnh: Khi cây đã có triệu chứng nhiễm bệnh như thối trái, nổ trái, đốm lá, thối cành... điều trước tiên cần phải làm là vệ sinh ruộng ớt bằng cách cắt và thu gom bớt thân, cành, lá, trái bị bệnh đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ hoặc chôn vùi để tránh mầm bệnh lây lan. Sau đó phun thuốc với liều tấn công 5 - 7 ngày một lần và phun liên tiếp 2 - 3 lần/1 đợt bằng cách phun luân phiên các loại thuốc Agri-life 100SL (15 – 20 ml/bình 16 lít); Eddy 72WP (50g/bình 16 lít). 

      Bệnh sương mai héo lá trên cây ớt

      Bệnh sương mai trên cây ớt 

          Ngoài ra nếu nếu phát hiện trên ruộng có một số cây có triệu chứng khựng lại, lá non biến dạng, đổi màu, gân nổi rõ (bà con hay gọi là lá da lợn), kể cả trái non cũng biến dạng thì nên nhổ ngay để loại bỏ nguồn bệnh vì đây là bệnh do côn trùng chích hút truyền virus không có thuốc trị.

          Phòng trị sâu hại cải ngọt

          Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, bà con có thể sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc như sau: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Thiamax 25WDG, Secure 10EC, Ammate,...

       Các loại bệnh thường gặp trên cây cải ngọt và phòng tránh

          Theo kinh nghiệm trồng trọt của cây cải ngọt thường bị một số sâu bệnh như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh ruồi đục lá, bệnh thối nhũn, bệnh chết cây con…

          Trừ bọ nhảy: sử dụng các biện pháp phòng trừ đối với bọ nhảy như vệ sinh đất, phơi ải, che phủ nilon, luân canh các cây khác..

          Trừ sâu khoang: trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin P; hoặc các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT hoặc: Rotenone, Neem.

          Trừ sâu tơ: dùng các loại thuốc có nguồn gốc BT như Delfin Dipel, Aztron, Biocin... hoặc dùng các thuốc có Abamectin, Pyrethroid...

          Trừ ruồi đục lá: Có thể dùng thuốc Ofunack, Scout...

          Trừ bệnh: Với bệnh chết cây con, thối bẹ dùng Monceren, Ridomil MZ; với bệnh thối nhũn dùng các loại thuốc như Kasuran, Kanamin...

          ĐẶC BIỆT LƯU Ý : Khi dùng thuốc BVTV (bảo vệ thực vật) phải đảm bảo để thời gian 1 tuần trước khi tiêu thụ. Nếu bạn không thích sử dụng thuốc BVTV thì bạn có thể tìm hiểu 1 số cách làm thuốc hữu cơ từ: gừng, tỏi, ớt, lá quế, cây thuốc lá, vỏ trứng…

      Phòng trừ sâu bệnh cây táo

          Cách trị bênh phấn trắng cho cây táo: 

      Cách trị bênh phấn trắng cho cây táo
      Ảnh minh họa

          Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phát tán cây thông thoáng cho cây quang hợp ánh nắng, lưu ý tạo độ ẩm cho cây nhưng phải thoát nước tốt, không để đọng nước là môi trường tốt cho nấm phát triển hại cây.

           Cách trị Bệnh ghẻ cây táo :

      Cách trị Bệnh ghẻ cây táo


          Trên lá đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng cách sau thu hoạch cần đốn tỉa triệt để và thu gom hết tàn dư cây bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan. Không để tán quá dày làm cây thiếu ánh sáng; cắt tỉa, tạo hình để cây sinh trưởng phát triển tốt, có độ thông thoáng, tránh được ẩm độ cao.

          Cách trị Rệp sáp phấn Rệp :

      Cách trị Rệp sáp phấn Rệp


          Bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Nếu rệp ít thì dùng tay giết, dùng tia nước mạnh xịt rửa ổ bệnh nếu nhiều thì phun thuốc trừ sâu tự chế từ gừng tỏi ớt.

          Sâu cuốn lá :

          Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun thuốc.

          Giòi đục quả: 

          Giòi đục trong quả làm quả bị hư thối. Một quả táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.

          Bên cạnh đó, nên định kỳ 3 – 4 tháng quét nước vôi vào gốc cho cây một lần và nhặt bỏ lá vàng, vệ sinh xung quanh gốc cây.

      Chúc các bạn khắc phục bệnh thành công nhé

      Đánh giá bài viết:

      Đăng nhận xét

      Mới hơn Cũ hơn