Cách trồng cây đu đủ cho quả quanh năm
Đu đủ là loại quả phổ biến, chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối cao. Đủ đủ vừa được dùng trong chế biến món ăn vừa có thể ăn trực tiếp. Ngoài ra rễ, hoa, lá đu đủ còn dùng làm thuốc trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Vì thế, loại cây đủ đủ được rất nhiều người trồng. Nếu bạn cũng muốn có một chậu cây đu đủ để ăn trái, hãy tham khảo cách trồng cây đu đủ trong chậu dưới đây nhé!
Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi trồng cây
đu đủ trong chậu hoặc thùng xốp thì bạn cần chuẩn bị những
dụng cụ, như thùng xốp, chậu, vật dụng cần thiết để trồng cây đu đủ được nhanh
chóng và thuận tiện hơn.
Thời vụ trồng đu đủ
Đu đủ có thể trồng quanh năm nhưng nên tập trung vào các
thời điểm: trồng tháng 3-4 để thu hoạch vào dịp tết, trồng tháng 9-10 để thu hoạch
vào tháng 7-8 năm sau. Chăm bón tốt, cây có thể cho 3 đợt quả/năm.
Việc lựa chọn đúng thời gian trồng sẽ giúp bạn nhanh
chóng được thu hoạch và chất lượng quả tốt nhất
Cách trồng đu đủ trong thùng xốp
Lựa chọn thùng xốp hoặc chậu lớn
Chậu trồng đu đủ phải có lỗ thoát nước tốt, không được để
đọng nước mưa, nước tưới lâu. Nếu không rễ sẽ bị thối hoặc sinh nấm làm cây chết
Chậu hoặc thùng xốp càng to càng tốt để bộ rễ phát triển
thoải mái, cây hút được nhiều chất dinh dưỡng sẽ to khỏe ra nhiều hoa đậu nhiều
quả. Nếu bạn trồng nên chọn thùng xốp hoặc chậu cỡ lớn tầm trên 60 cm, cao
40-45 cm để bộ rễ đủ không gian phát triển
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống đu đủ
lùn với nhiều hình dạng, màu sắc quả khác nhau, tùy theo sở thích chọn hạt giống
phù hợp.
Bạn nên tìm chỗ tốt mua hạt giống hoặc cây con cho đảm bảo
nhé.
Đất trồng
Trộn đều 2 phần đất
+ 1 phần phân chuồng hoai mục. Bạn có thể dùng đất phù sa phơi khô hoặc đất
dinh dưỡng trộn với xỉ than và phân ủ hoai theo tỉ lệ 4:1:5.
Cách ngâm hạt giống
Bạn nên ngâm hạt từ 8-12 tiếng. Để kích thích
hạt giống ra rễ nhanh và đồng đều thì bạn có thể pha thêm các loại
phân bón kích thích mọc mầm như Atonik, Comcat, Dekamon...
Sau khi ngâm hạt được 8-12 tiếng bạn vớt ra rửa sạch đem ủ
trong khăn ẩm thêm 12 tiếng nữa và phải luôn giữ độ ẩm cho khăn, khi thấy hạt
có dầu hiệu nảy mầm thì đem gieo.
Cách
gieo hạt
- Gieo 2 – 3 hạt trong bầu. Sau khoảng 2 tuần, đu đủ sẽ bắt đầu nảy mầm.
- Khi đu đủ có từ 4 – 5 cặp lá, cao 10 – 15cm thì đem trồng vào chậu hoặc thùng.
Lưu ý: Trong cách trồng đu đủ sau khi trồng
xong, ta phải dùng cây cắm để cho cây con khỏi bị ngã xuống hoặc bị gãy.
Trồng cây con
Nếu bạn không gieo hạt được bạn có thể
mua giống cây đã được gieo ươm trong bầu. Cây giống cần to mập, khỏe, nhìn cứng
cáp không bị nhiễm sâu bệnh, có 4 – 5 cặp
lá, cao 10 – 15cm là được.
Kỹ thuật chăm sóc cây đu đủ trong chậu
Sau khi chuyển cây sang trồng đu đủ trong chậu cần tưới ẩm
theo tần suất từ 1 đến 2 lần/ngày, sử dụng rơm, rạ để che phủ bề mặt chậu giúp
hạn chế bốc tình trạng thoát hơi nước và giữ ẩm cho cây.
Sau khi trồng đu đủ trong chậu được 15 ngày,bạn thực hiện
bón lót đợt đầu tiên bằng phân bò, phân hữu cơ, phân dê, phân trùn quế, phân
gà…Hoặc bón phân lân và kali. Bón tăng lượng phân vi sinh và phân hữu cơ ( cách
làm phân hữu cơ ) theo sự phát triển của cây Cách 15 ngày thì bón tiếp theo cach
ban đầu.
Tùy giống cây, thời tiết và cách chăm sóc, sau khoảng 5-6
tháng cây sẽ ra hoa. Giai đoạn này cần bón thêm kali để đậu nhiều quả và khi
chín quả sẽ chắc, ngọt.
Trong suốt quá trình thực hiện cách trồng đu đủ trong chậu thì khó có thể tránh khỏi tình trạng cây bị sâu bệnh xâm nhập. Vì vậy, hãy thường xuyên quan sát và chăm bón kỹ cho cây để khi cây bị nhiễm sâu bệnh thì có phương pháp chặn chặn kịp thời.
Bệnh thán thư hại cây đu đủ
Đây là bệnh gây hại chủ yếu trên lá và quả, thỉnh thoảng xuất hiện trên cuống quả và thân cây. Vết bệnh lúc đầu sẽ có hình những đóm tròn màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lớn lên có màu nâu, trên đó có các đường vân vòng đồng tâm và lan dần từng mảng lớn.
Bệnh này do nấm gây hại nên để khắc phục ta nên dùng các loại thuốc trị nấm bệnh như Antracol, Ridomil Gold…
Bệnh khảm lá trên cây đu đủ
Giống như thán thư, bệnh khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Cây bị bệnh ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn và khi nặng thì lá biến dần sang màu vàng, nhỏ lại, biến dạng.
Có thể khắc phục bệnh này bằng một trong các loại thuốc như Confidor, Dầu khoáng SK Enspray 99, Actara 25WG… để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh.
Sâu xanh, sâu khoang, nhện đỏ, rầy hại
Khi thấy cây bị sâu bệnh hại tấn công nhẹ thì bạn có thể sử dụng các chất trừ sâu điều chế từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gai đình như GE gừng, dịch tỏi, hoạt chất sinh học Neem Chito… nặng thì bạn có thể sử dụng Randiant, Confidor và đặc biệt là dùng Ortus để phòng trừ nhện đỏ gây hại.
Có thể ngăn chặn bệnh hiệu quả bằng một trong những loại thuốc bảo vệ thực vật như Ortus 5EC, Danitol 10EC; Nitac 5EC… tiêu diệt nhện đỏ; Suprathion, Supracide, Applaud… tiêu diệt rệp sáp.
Cần áp dụng những biện pháp ngăn chặn tổng hợp như chọn lựa cây giống khỏe, bón vôi bột theo định kỳ, diệt rệp đào, rệp sáp triệt để, tránh gây tổn thương cây trong suốt giai đoạn chăm sóc.
Với những bệnh như: phấn trắng, đốm vàng, thán thư… Phòng trừ bệnh sớm khi bệnh mới xâm nhập vào cây, sử dụng những loại thuốc Topsin, Daconil hay Zineb, Mancozeb để phun lên cây.
Chúc các bạn thành công tại Học nấu ăn Thích trồng cây
BÀI VIẾT HAY QUÁ BÁC
Trả lờiXóaBài viết rất hay.
Trả lờiXóaFrom: hoangdeblog.blogspot.com