Kỹ thuật trồng đậu cove lùn

Kỹ thuật trồng đậu cove lùn

    Đậu cô ve lùn là loài cây ít sâu bệnh, kỹ thuật trồng cây đậu cô ve trong thùng xốp lại đơn giản nên được rất nhiều bà con tận dụng khu vườn nhỏ hay sân thượng để tự tay trồng rau sạch cho gia đình mình.

    Đậu cô ve lùn còn được gọi là đậu xanh. Quả màu xanh, hạt nâu, cây lùn không leo. Khi quả còn xanh có thể để ăn cả hạt. Đặc tính chung của các giống đậu cove lùn là thấp cây 50 – 60 cm nên không cần làm giàn, cho thu hoạch sớm 40 – 50 ngày sau khi gieo, thời gian thu hoạch 30 – 45 ngày, trái dài, thẳng, màu xanh trung bình đến xanh đậm hoặc vàng.

Kỹ thuật trồng đậu cove lùn

Đậu cô ve lùn là loài cây ít sâu bệnh, kỹ thuật trồng cây đậu cô ve trong thùng xốp lại đơn giản. Ảnh minh họa 

    Theo đông y loại đậu này tính ôn, có tác dụng nhuận tràng, bồi bổ nguyên khí. Đậu cô ve không chỉ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như là protein, canxi, sắt, mà còn có nhiều kali, magie, ít natri. Do đó rất thích hợp với những người cần phải ăn uống ít natri như bị tim, thận, cao huyết áp. Khi ăn cần chú ý nấu chín, nếu không dễ bị ngộ độc.

Sau đây Học nấu ăn số 1 hướng dẫn các bạn trồng đậu cove lùn nhé.

Nhiệt độ và thời vụ trồng cây đậu cô ve

Thời vụ trồng đậu cove lùn

    Đậu cove lùn sinh trưởng phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 12 – 20 nên vụ trồng chính dành cho loại đậu này là vào vụ đông xuân. Thời điểm gieo trồng đậu cove lùn có thể gieo sớm từ tháng 8 tháng 9, và thu hoạch tháng 10 tháng 11. Hoặc vụ chính là gieo trồng đậu từ tháng 9 đến hết tháng 11, thu hoạch trong tháng 11 tháng 12. Thêm vào đó, bạn cũng có thể gieo trồng từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau, và được thu hoạch vào tháng 2 tháng 3 năm sau. Nếu trồng ngoài thời gian này, thời tiết không thuận lợi cho đậu cove lùn sinh trưởng phát triển, dẫn đến năng suất giảm.

Đậu cô ve lùn thuộc nhóm cây chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và tạo quả 18o – 22oC. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp hơn (8o – 10oC) cây vẫn chưa bị tổn thương như đậu tương hoặc đậu vàng. Đậu cô ve là cây ưa ánh sáng. Cây có bộ rễ lớn ăn sâu nên khả năng chịu hạn khá.

     Chọn giống và giữ giống:

Chọn giống và giữ giống đậu cove

    Muốn chọn giống đậu cove, cần chọn những cây tốt, không bị sâu bệnh hại ở những vụ chính. Chọn lấy những quả lứa đầu làm giống, hái sớm những quả lứa sau để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả để giống.

    Khi quả để giống đã già, hái về để nguyên cả vỏ phơi thật khô. Trước khi phơi chọn kĩ để loại quả xấu, quả dị hình, quả bị sâu bệnh. Sau đó phơi khô: Rải hạt lên nong nia phơi thêm 1-2 nắng nhẹ cho  hạt thật khô rồi đem bảo quản nơi thoáng mát để trồng ở vụ sau.

     Chuẩn bị dụng cụ :

Kỹ thuật trồng đậu cove

  • Thùng xốp, chậu nhựa thông minh.
  • Đất dinh dưỡng:  Đất Tribat hoặc đất thường, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.
  • Hạt giống Đậu cô ve bụi.
  • Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.

     Xử lý hạt giống ngâm hạt

    Trước khi gieo hạt phơi một nắng nhẹ và ngâm trong nước sạch 15 phút ( mùa nắng), mùa mưa không cần ngâm khi hạt hút no nước sẽ chìm xuống lúc này rửa sạch, trộn đều với cát ấm để ủ hoặc gói vào túi vải ở nhiệt độ 28 - 300C hạt sẽ nứt nanh đem gieo là tốt nhất.

    Kỹ thuật trồng:

    Chuẩn bị khay xốp và giá thể. Đặt lưới và đổ giá thể vào khay. Gieo trực tiếp lên giá thể,

    Gieo 2 -3 hạt/ hốc. Trước khi gieo nên tưới đất trước và sau khi gieo chỉ tưới ít để hạt nẫy mầm, tránh tưới quá nhiều, hạt hút nước nhanh làm rách vỏ hạt, hạt không mọc được.

    Cách trồng cây

    Có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng ở các loại đất giữ ẩm tốt cho năng suất cao và bền cây. Độ pH thích hợp 6-6,5, nếu đất chua dưới 5 cần phải bón thêm vôi khi làm đất. Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao 25-30cm, rãnh luống rộng 30cm, mặt luống rộng 70cm, trên mặt luống trồng 2 hàng với mật độ, khoảng cách hợp lý là vụ Thu Đông: 60 cm x 15 cm; vụ Đông Xuân và Xuân Hè: 60 cm x 20 cm hoặc 60 cm x 30 cm x 2 cây. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt để khi mọc thì nhổ tỉa chỉ giữ lại 2 cây mọc khoẻ. 

Cách làm đất trồng đậu cove

    Do đậu cô ve có bộ lá lớn, hệ số thoát hơi nước cao nên phải thường xuyên giữ ẩm đất, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả. Thời điểm này cần độ ẩm đất thường xuyên 70%. Nhu cầu phân bón cho đậu không cao, nhưng ngoài lượng phân lót, bạn có thể bón thúc thêm 30kg đạm urê và 30kg kali/lần vào 2 thời điểm. 

    Bón phân

Khi cây có 2 – 3 lá thật: 

  •     Bón 1/3 lượng đạm + 1/3 kali ( 5l nước cần 50gr đạm + 50gr kali cho 4 trồng đậu cove leo trong chậu nhựa thông minh). 
  •     Khi cây có 5 – 6 lá thật: Bón 1/3 lượng đạm + 1/3 kali. 
  •     Còn giai đoạn khi cây có quả nhiều cần bón với liều lượng như trên.

    Phòng trừ sâu bệnh

    Biện pháp sử lý

·         Thường xuyên theo dõi, tỉa lá bị ruồi đục và hoa, trái bị sâu hại đem ủ phân hay chôn để diệt nguồn sâu mới xâm nhập vào ruộng, tránh sự tích lũy sâu sau này.

·         Trong giai đoạn thu hoạch, ngắt triệt để trái hư đem tiêu hủy để hạn chế sự phá hoại của sâu đục quả, giảm bớt nguồn sâu trên đồng ruộng.

·         Giai đoạn cây lớn (25 ngày sau gieo), nên cắm chà hình nanh sấu làm cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu đục quả lên đẻ trứng.

·         Tưới phun với áp lực mạnh trên lá để rửa trôi nhộng, ruồi, nhện, bọ trĩ.

·         Thường xuyên làm cỏ trên ruộng, ven hai bên bờ ruộng để tiêu diệt nơi ẩn náu của bướm, sâu đục quả. Kết hợp khi làm cỏ, dọn sạch lá khô để hạn chế nơi hóa nhộng của sâu đục quả và nhộng ruồi còn dính trên lá.

Biện pháp phun thuốc

·         Thường xuyên theo dõi, xác định thời điểm thích hợp để phun thuốc trừ sâu. Đối với mỗi loại dịch hại đều có thời điểm phun thuốc hợp lý, có thể hạn chế được sự phát triển của sâu hại nhưng vẫn đảm bảo năng suất, không tồn dư thuốc hóa học trên quả.

·         Giai đoạn cây nhỏ (10 - 30 ngày sau gieo): Phun thuốc khi có khoảng 30% lá bị ruồi đục (sâu vẽ bùa), phun tập trung trên bề mặt lá khoảng 2/3 cây trở xuống. Các loại thuốc có hiệu lực cao trên ruồi đục lá: Sherpa 25 EC; Oncol 20 EC; Regent 0.5G; Vertime 1,8 EC; Abatin 1.8 EC; Trigard 75WP; Aim...

·         Đối với giai đoạn ra hoa kết trái cần phun khi có khoảng 10-15% hoa bị hại, tập trung vào hoa, lá non. Sử dụng Sherpa 25EC, Karate 2,5 EC, Mimic 20 DF, Xentari 35 WDG để tránh thuốc tồn dư trong quả. Trường hợp mật độ sâu quá cao và tuổi lớn có thể sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu gốc Pyrethoid với thuốc vi sinh cho một lần phun.

·         Khi sắp thu hoạch, không nên sử dụng thuốc hóa học; áp dụng triệt để các biện pháp ngắt trái bị sâu đục; có thể sử dụng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc...

Thu hoạch

    Trồng cây đậu cô ve khoảng gần 2 tháng có thể cho thu hoạch

    Sau khi trồng 50 – 55 ngày bắt đầu thu hoạch. Nên thu đúng lúc khi vỏ quả có màu xanh mượt hoặc vàng đậm và hột mới tượng, nếu để quả già sẽ cứng, có nhiều xơ, phẩm chất kém ăn sẽ không ngon.

Chúc các bạn thành công tại Học nấu ăn số 1!!!

Đánh giá bài viết:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn