Kỹ thuật trồng cóc Thái

 Kỹ thuật trồng cóc Thái trên sân thượng cực đơn giản cho trái ăn quanh năm

    Cóc Thái vốn có kỹ thuật trồng cây đơn giản, ít sâu bệnh và cho trái gần như quanh năm. Trong khi đó lại rất thích hợp trồng trên ban công, sân thượng để làm cảnh nếu biết cách chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán.

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái trên sân thượng

    Cây Cóc Thái cho quả to hơn cóc ta, lại sai quả, cho quả liên tục quanh năm, lá có vị chua chua như rau sạch,quả có thể ăn sống hay làm nộm rất ngon, có thể trồng chậu trong nhà phố nên được nhiều người ưa chuộng.

    Quả có vị chua dịu, có thể trồng bằng hạt từ quả chín nhưng lâu cho quả, cây ghép cành thì sẽ ra hoa rất nhanh nhé.

    Cóc Thái trồng trong chậu vẫn cho quả quanh năm sai trĩu

    Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc tốt, thu được năng suất cao, các bạn nên nắm rõ một số kỹ thuật chủ yếu về cách trồng và chăm sóc loại cây này.

    Cóc Thái thường có độ cao từ 1,5 – 2m.

    Sau khi tỉa cành cây sẽ đâm chồi và bắt đầu cho ra một đợt quả mới.

    Cóc Thái là loài cây chuộng nước.

    Nếu không được cung cấp nước đầy đủ, quả Cóc Thái thường nhỏ, vàng và chua hơn bình thường.

    Trong bài viết này, Học nấu ăn số 1 xin hướng dẫn Cách trồng cóc thái trong chậu không bị vàng lá hiệu quả hơn.

    Đặc điểm cây cóc thái

    Cây cóc Thái thuộc loại cây ăn quả, thân gỗ, sống lâu năm có tên khoa học: Spondias mombin L thuộc họ Anacardiaceae – đào lộn hột. Hoặc June Plum (Ambarella – Spondias dulcis) hay còn gọi là Cóc Thái là cây thân mộc

    Cây cóc Thái là cây ưa nắng, có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng một phần, cây đủ ánh nắng sẽ cho quả nhiều hơn.

    Hình dáng giống cây cóc thường tuy nhiên cóc Thái có kích thước nhỏ hơn, chiều cao chỉ khoảng 1-3m, nhiều cành nhánh, cành lá xum xuê.Cây cóc ta to lớn và chỉ cho quả một lần trong năm. 

Cóc Thái có một số đặc điểm khác:

  • Kích thước cây nhỏ.
  • Phân nhiều cành nhánh.
  • Trưởng thành cho quả sớm hơn.
  • Cây cho quả quanh năm.
  • Quả nhỏ nhưng sai hơn.
  • Vị dịu ngọt hơn.

    Giống cây cóc thái là giống cây ăn quả với vị thơm ngon, giòn giòn, chua dịu, hấp dẫn của cóc Thái cùng khả năng ra hoa quả quanh năm, sai trĩu cành khiến cóc Thái trở thành loại cây ăn quả được trồng nhiều nhất trong nhà phố hiện nay. 

    Hoa Cóc Thái

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái

    Hoa của chúng rất nhỏ, có màu trắng, hương thơm rất dịu nhẹ.

    Quả thường rất sai, mọc thành từng chùm từ 2 – 12 quả, có vị chua ngọt rất đặc trưng, thịt mềm, không có hạt hoặc hạt lép.

    Cóc thái có chất gì

    Cây cóc Thái có hình dáng nhỏ xinh không tốn nhiều diện tích, cho quả ngon, liên tục nên rất được ưa chuộng trồng ở nhiều vị trí từ trồng chậu nhà phố, trồng sân vườn, trước cửa nhà, ban công, sân thượng…

  • Cây cóc thái có rất nhiều vitamin
  • Chỉ 100g thịt quả cóc đã bao gồm:
  • 0.28- 1.79 g chất béo
  • 0.5-08 g chất đạm
  • 42 mg vitamin C
  • 1.2-9.5 g carbohydrate
  • 0.02 g  sắt
  • 0.42 g calcium
  • 0.2 g magnesium
  • 0.51 g phosphorus
  • 2 g potassium
  • 157 Calories

    Nhờ vậy ăn cóc Thái còn giúp tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.

    Đất trồng cây cóc Thái

Đất trồng cây cóc Thái

    Cây cóc Thái thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phải già dinh dưỡng, tơi xốp, độ ẩm cao và chủ yếu đảm bảo thoát nước tốt. Tuy nhiên, với môi trường như sân thượng nắng nóng và chịu nhiều tác nhân bên ngoài, nên lựa chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp cho cây sinh trưởng mạnh. Nếu là đất tự chế thì cần qua xử lý tránh mầm bệnh gây hại cho cây.

    Lựa chọn chậu trồng cây cóc Thái

    Chậu trồng cây : chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả.

    Khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 - 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát riển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện

    Lưu ý : Mỗi một chậu hay thùng xốp chỉ nên trồng một cây, trồng quá dày diện tích eo hẹp khiến cây còi cọc, không phát triển, không ra quả.

    Kỹ thuật trồng cây cóc Thái

    Để cây cóc Thái cho ra quả sai trĩu cành và luôn xanh tốt quanh năm thì cần phải nắm rõ một số kỹ thuật trồng cây cơ bản. Trước tiên cần phải biết rằng cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt từ quả chín, cây ghép cành. Tuy nhiên nên chọn phương pháp ghép cành sẽ cho ra hoa nhanh hơn trồng bằng hạt. Nếu trồng bằng hạt mà không biết cách chăm sóc khoa học sẽ rất dễ bị chết.

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái

    Tiến hành gỡ bỏ vỏ bầu bằng túi nilong, đặt bầu nhẹ nhàng xuống hố đã đào sẵn, lấp đất ngang mặt bầu và nén chặt đất nhằm cố định cây không bị nghiêng ngả dẫn đến bất gốc khi có gió hay các tác nhân bên ngoài. Dùng lớp lá mỏng phủ lên bên trên xung quanh gốc. Và tưới nước ngay sau khi trồng. Đồng thời, che nắng cho cây bằng lưới đen, chỉ bỏ lưới vào buổi sáng sớm hay chiều muộn khi ánh nắng không còn gay gắt.

    Trồng cóc Thái đúng cách chỉ là bước đầu tiên, muốn cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, sai quả chúng ta cần chăm sóc cây đúng kỹ thuật

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái

    Kỹ thuật trồng cây cóc Thái đơn giản, quả vẫn sai trĩu cành. Ảnh minh họa

    Chăm sóc cây cóc Thái 

    Khi bạn chăm sóc cây cóc thái thì bạn cần chú ý đến lượng nước tưới hàng ngày để giúp cho cây phát triển bạn cần bổ sung thêm lượng nước nếu thấy đất xung quanh gốc cây trắng đất.

    Đặc biệt cây cóc thái phát triển rất nhanh, trong thời gian cây cóc thái phát triển thường sẽ có các cành gầm và cành già, cành chậm phát triển, bạn nên loại bỏ những cành như vậy thường xuyên  sẽ giúp cây thông thoáng hơn và phát triển mạnh hơn giúp cây có khả năng ra trái nhiều hơn

    Phòng trừ cỏ dại: 

    Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại, xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

    Kỹ thuật Cắt tỉa :

    Để hạn chế chiều cao và giúp cây ra nhiều trái hơn, bạn nên cắt ngọn thường xuyên.

    Để hạn chế dinh dưỡng nuôi ngon phát triển cây. Các bạn nên cắt tỉa ngọn của cây, khi cây đang trong quá trình ra bông kết trái. Để dinh dưỡng tập trung nuôi trái.

Bấm ngọn cho cây cóc

    Công việc cắt tỉa cũng khá quan trọng đối với cây cóc Thái. Khi cây cao khoảng hơn 1m nên bấm ngọn cho sinh nhánh để được nhiều cành, nhiều quả…Nếu thấy lá nhiều cũng vặt bớt lá già cho cây vãn lá thì sẽ tập trung nuôi quả cũng như phát mầm mới. Vào mùa hè hãy cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơn.

    Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Cóc Thái:

    Bón phân: 

    Sau khi trồng giống cây Cóc Thái trồng chậu trong 2 tháng. Lúc này rễ cây đã ra nhiều hơn, nên chúng ta cần phải thêm 1 lớp đất trên bề mặt khoảng 4cm. Sau đó bón phân bò, phân trùn quế hoặc phân hữu cơ ở bề mặt lớp đất lót. Bón đều sau mỗi 4 – 6 tháng, hoặc sau mỗi lần thu hoạch trái.

    Đối với việc khi cây phát triển tốt thì bạn thường xuyên bổ sung thêm lượng chất dinh dưỡng cho cây để giúp cây phát triển tốt, bạn có thể bón lót phân chuông, vông, lân và cứ cách từ 2-3 tháng thì bạn nên bón 1 lần và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước. Sau mỗi đợt hái quả nên bón thêm lớp đất mặt và phân hạt như hướng dẫn trên.

    Lưu ý :

    Phải bón định kỳ hai đợt như thế một tháng 2 đợt, một đợt đất mặt và đợt phân hạt. Do là cây ưa sáng nên đặt chậu ở nơi thoáng, có ánh nắng chiếu vào một phần. Nếu cây đủ nắng sẽ cho quả sai hơn. 

    Tưới nước

Cũng giống như nhiều loại cây ăn quả khác, loại cây thân gỗ này cần lượng nước tưới phù hợp. Đối với môi trường sân thượng khắc nghiệt hơn so với các vị trí khác, cần cung cấp nước 2 lần/ngày cho cây vào buổi sáng sớm và chiều râm mát.     Tuy nhiên, lượng nước tưới có thể thay đổi tùy thuộc vào thời tiết. Nếu trời mưa nhiều thì có thể dừng tưới nước.

    Phòng bệnh cho cây cóc Thái

    Dù là cây ít sâu bệnh nhưng nếu quá trình trồng và chăm sóc không tốt cây cóc Thái cũng dễ bị rệp muội bám vào ngọn cây khiến cho lá không thể xanh dẫn đến vàng và chết.

    Dưới đây có 1 số thường gặp bệnh cây cóc Thái

    Bệnh thán thư:

    Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.

    Bệnh phấn trắng:

    Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa.Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC.

    Bệnh muội đen:

 Do bài tiết của rệp, dùng: Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng.

    Bệnh cháy lá:

    Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L.

    Sâu đục thân, cành:

    Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những lo ại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

    Rầy xanh: 

    Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc Thái kém phát riển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC.

    Ruồi đục quả: 

    Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

    Công dụng Cây Cóc Thái:

Công dụng Cây Cóc Thái

    Quả cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa. Giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, giảm cân, giải khát. Giúp da dẻ hồng hào, trị cảm cúm, đau họng, trị tiêu chảy…

    Cây cóc làm kiểng và có nhiều tác dụng như lá cóc rất ít người biết đến là có thể ăn được, dùng ăn sống, hoặc nấu kèm với các loại cá làm cho món cá kho thêm hấp dẫn. Trong quả cóc có nhiều chất sắt giúp cho làn da luôn khỏe khoắn. Quả cóc còn có nhiều tác dụng như giảm cân, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, trị cảm cúm.

    Theo Đông y, công dụng của quả cóc Thái là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt.

    Trong Đông y, vỏ cóc cũng có tác dụng tốt. Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ đun với nước sắc uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

    Không chỉ được sử dụng ăn trực tiếp, quả cóc còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.Trái cóc cũng được biết đến là một loại trái cây có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả cho các chị em béo mập.

    Lá cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, lá cây cóc thường được dùng trong các món gỏi cuốn của dân Nam bộ, các món cuốn trứ danh sẽ không thể nổi tiếng nếu thiếu vị của lá cây này.

    Những phút giây bên cây trồng sẽ giúp con người thư thái hơn, thoải mái hơn. Tự tay chăm bón và chờ ngày hái quả là một niềm hạnh phúc của người trồng cây. Hãy tạo cho mình một khoảng vườn riêng với những loại cây trái ưa thích, vừa thư giãn, vừa có ích cho sức khỏe.

     Thu hoạch 

Chỉ sau 6-8 tháng chăm sóc cây cóc Thái thì lúc này quả trên cây đã chín thì bạn nên dùng kéo hay dao sắc cắt hết quả trong chùm và sau đó cắt thu bớt nhánh cây đã cho quả trước đó để cho cây tập trung ra những chồi mới và có thêm nhiều quả hơn

Chúc các bạn thanh công tại Học nấu ăn số 1!!!

Đánh giá bài viết:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn