Cách trồng lan cẩm cù

 Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lancẩm cù

    Ý nghĩa của lan cẩm cù


cách trồng và chăm sóc lan cẩm cù ra hoa nhanh

    Cây hoa lan cẩm cù mang đến sự may mắn cho gia đình, gửi tới thông điệp yêu thương và người được yêu thương, bông hoa hình trái tim kèo theo lời tỏ tình ngọt ngào nhất tới người mình yêu thương và dễ dàng trinh phục được trái tim của họ.

    Bông hoa lan cẩm cù có tác dụng rất tốt trong phong thủy, mang đến nhiều may mắn, sự thịnh vượng cho gia chủ, và điều may mắn đó sẽ dành tặng cho ai đang ngày đêm chăm sóc cây hoa lan cẩm cù.

     Đặc điểm của lan cẩm cù

Cách trồng lan cẩm cù

     Để biết được cách trồng lan cẩm cù thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về đặc điểm của lan cầm cù nhé! Lan cẩm cù hay được mọi người  biết đến bằng nhiều tên gọi như: lan cau, lan sao, trái tim tình nhân, lan cầu lông, Lucky heart, lan anh đào… và tên khoa học của loài hoa này là Hoya carnosa, nằm trong họ Thiên lý – Asclepiadaceae.

    Cẩm cù là loại cây thuộc dòng dây leo mềm dẻo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 4 đến 7m. Thân cây mềm và trên các đốt đều có rễ mọc ra.

    Lá của lan cẩm cù mọc theo cách đối xứng nhau, có hình bầu dục với đầu hơi thuôn nhọn, hình dạng lá khá phổ biến. Tuy nhiên hiện nay lá cẩm cù có nhiều hình dạng khác nhau, lá hình trái tim hiện đang rất được ưa chuộng.

    Loại hoa này nở hoa theo dạng chùm, hình ngôi sao 5 cánh nhỏ nhỏ xinh xắn với nhiều màu sắc như: đỏ, trắng, hồng…, điểm nổi bật nhấn mạnh vẻ đẹp của bông hoa là nhụy hoa khác màu rực rỡ.

    Hoa nở rất nhiều lần từ cùng một vòi hoa, có vài hoa tới cả trăm hoa khiến cho người chơi hoa rất thích thú về đặc tính này của cây. Hương thơm của lan cẩm cù rất dễ chịu, hoa lại lâu tàn đạt trung bình từ 7 đến 10 ngày.

    Cẩm cù là giống lan ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khô hạn. Tuy nhiên cây lại dễ bị ngập úng, nếu không chăm sóc đúng cách thì rất dễ bị sâu hại tấn công lá và hoa. Vì thế khi trồng bạn nên lựa chọn những nơi có ánh nắng tốt, thoáng đãng để cây quang hợp ra hoa đẹp.

    Ứng dụng trang trí của lan cẩm cù.

    Lan cẩm cù đa dạng về giống và hình dáng màu sắc hoa, nhưng với đặc điểm sinh học và sức sống mãnh liệt của cây thì lan cẩm cù sống tốt và trang trí những không gian như ban công, chậu treo trước sảnh, hoa leo cho không gian nhà bạn.

    Phân loại cây lan cẩm cù

    Trên thế giới, lan cẩm cù có tới khoảng 400 loài khác nhau dựa vào đặc điểm nguồn gốc và màu sắc hoa. Còn ở Việt Nam thì có những loại phổ biến sau đây

    Hoa lan cẩm cù lá trái tim

Hoa lan cẩm cù lá trái tim

    Đây là dòng lan cẩm cù được yêu thích nhất hiện nay với lá cây có hình trái tim độc đáo.  Lá cây có màu xanh đậm, bản to, dày và bóng hơn so với các loại thông thường. Lan cẩm cù trái tim có hoa màu trắng, nhị nâu đỏ, ra hoa quanh năm, thích hợp để dành tặng cho người yêu hoặc trang trí trong nhà.

    Lan cẩm cù rừng

Lan cẩm cù rừng

    Khác với dòng lan cẩm cù lá tim thì dòng nay sinh trưởng chủ yếu ở trong rừng, có sức sống khỏe khoắn, mạnh mẽ và ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên, hoa cẩm cù rừng không đa dạng màu sắc hoa như các loại nhân giống khác.

    Lan cẩm cù Hoya Kerrii

Lan cẩm cù Hoya Kerrii

    Hay còn được gọi là lan cẩm cù cẩm thạch, là loại thân leo, viền mép lá có màu trắng và phần còn lại là màu xanh. hoa có màu đỏ nhuộm nâu, không có mùi và kết thành các chùm hoa khi mọc. Loại lan này có thể chịu khô hạn tốt nhưng rất dễ bị ngập úng.

    Lan cẩm cù nở hoa tháng mấy?

    Lan cẩm cù là giống lan có thể nở hoa quanh năm, hoa thường mọc ở nách lá. Vì thế bạn chỉ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc hoa là đã trồng được một chậu hoa lan cẩm cù với hương thơm lan tỏa rồi.

    Nếu như bạn nhân giống bằng hạt thì sẽ mất khoảng 1 năm để cho cây phát triển và bắt đầu ra hoa, còn khi nhân giống bằng thân, lá thì chỉ mất khoảng 6 – 10 tháng. Vì thế mà phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng nhiều hơn để nhanh cho cây ra hoa.

    Cách trồng lan cẩm cù

    Lan cẩm cù là dòng lan đẹp, được đánh giá cao và thích hợp để trồng trong nhà giúp tô điểm thêm không gian nhà bạn. Tuy nhiên nếu bạn đang thắc mắc về cách trồng lan cẩm cù lá tim hay nên nhân giống lan cẩm cù như thế nào thì hãy tham khảo ngay dưới đây:

    Cách nhân giống cẩm cù tại nhà

    Sau đây sẽ là cách trồng hoa lan cẩm cù.

    Lan cẩm cù là dòng lan thuộc họ Thiên Lý, có thân leo nên bạn có thể nhân giống theo hai cách là nhân giống hữu tính (bằng hạt) hay nhân giống vô tính (sử dụng thân hoặc lá). Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng mà các bạn có thể tham khảo:

    Bạn có thể nhân giống theo 2 cách: từ hạt hoặc giâm cànhchiết canh.

    Nhân giống bằng gieo hạt

Cách nhân giống cẩm cù tại nhà

    Đây là phương pháp truyền thống đơn giản được nhiều người áp dụng bởi không yêu cầu kỹ thuật nhiều, có thể tạo được nhiều cây giống con mới. Tuy nhiên nhược điểm là mất khoảng 1 năm thì cây mới ra hoa. Dưới đây là các bước để các bạn có thể tham khảo

    Lựa chọn hạt giống: 

    Bạn có thể lấy hạt giống khi trái đã chín già.và phải mất khoàng vài tháng để trái phát triển và già đi và khô lại và khi trái chín bạn tách làm đôi và bạn có thể bọc kín bằng bao nylon để giữ hạt được lâu hơn.

    Khi chọn nên lưu ý các hạt giống cần to, đều, không có dấu hiệu bị côn trùng hay sâu hại.

    Gieo trồng :

    Bạn mang hạt đi gieo trong đất trồng cần nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt tơi xốp để giúp rể của cây rể phát triển và bạn nên đẻ nơi có bóng mát và để cho cây phát triển nhanh hơn.

    Nên lưu ý khi gieo xong thì cần rắc thêm lớp mùn hoặc lớp đất mỏng rồi tưới nước để giữ được độ ẩm cho cây nảy mầm. Sau khoảng từ 2 – 4 tuần hạt nảy mầm, bạn đến khi cây đạt từ 20 – 30cm thì có thể bứng để trồng trong chậu.

    Nhân giống bằng thân, lá

Nhân giống bằng thân, lá cẩm cù

    Ngoài sử dụng phương pháp gieo hạt thì nhân giống bằng thân, lá cũng được rất nhiều người áp dụng.

    Nhân giống bằng cành là phương pháp tối ưu và rút ngắn thời gian nhất, ta nên lựa chọn khúc dây đã cứng cáp và trưởng thành và đã ra hoa rồi. ta cắt lấy một đoạn từ 3-4 đốt, ngắn toàn bộ lá đi nhá và dùng các loại thuốc kích thích ra rể để phun cho phần gốc ây và cắm xuống đất, giữ ẩm, sau khoảng 15 ngày thì bộ rễ mới sẽ từ từ mọc ra và sẽ hình thành chồi mới.

    Nhân giống bằng lá

Nhân giống bằng lá cẩm cù


    Lựa chọn lá: 

    Nên chọn những lá khỏe, to, bản dày và không bị sâu bệnh hại, không nên chọn lá quá non hoặc quá già sẽ khó mọc rễ. Đối với thân thì nên chọn những khúc trưởng thành, cứng cáp, cắt một đoạn khoảng 3 – 4 đốt lá.

    Xử lý giống: 

    Đối với nhân giống bằng lá thì bạn có thể nhúng phần gần cuống ở dung dịch kích thích mọc rễ rồi đem đi cắm xuống chậu đất.

    Đối với thân thì nên ngắt bớt lá ở phần đốt cuối rồi dùng kích thích mọc rễ (hoặc mật ong) rồi đem đi cắm xuống đất.

    Chăm sóc giống:

     Phần thân hoặc lá giống xử lý xong tiến hành đem đi trồng trong chậu, bạn nên thường xuyên chăm sóc để cho cây mọc rễ. Lưu ý cây lan cẩm cù rất dễ bị ngập úng nên bạn cần lưu ý khi tưới nước, khi cây còn non chỉ cần tưới khoảng 2 lần/tuần. Sau khoảng 2 – 3 tuần cây mọc rễ, phát triển thì có thể chăm sóc bình thường.

    Kỹ thuật trồng cây cẩm cù đơn giản

    Khi trồng cây lan cẩm cù mới hay lan cẩm cù đỏ thì bạn nên gieo trồng vào khoảng tháng 2 – tháng 4 hoặc tháng 8 – tháng 10, vì lúc này thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh thích hợp để cho cây sinh trưởng và phát triển.

    Đối với đất trồng thì nên chọn những loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất ở các cửa hàng bán cây giống hoặc trộn đất với mùn, xơ dừa, phân chuồng, đất thịt theo tỉ lệ 50 : 30 : 10 : 20.

    Chậu để trồng lan cẩm cù thường là chậu đất nung, có kích thước vừa, có khả năng thoát nước tốt. Thích hợp để cho cây sinh trưởng và phát triển.

    Cây non sau khi được nhân giống thì bạn có thể bứng cây vào trong chậu để trồng đặt ở ban công hay trong nhà. Khi trồng thì cho 1/2 đất trồng vào chậu, sau đó đặt cây vào, cho phần đất còn lại và cố định bằng cách ấn chặt phần gốc cây để không bị đổ. Sau đó thì tưới nước thật đẫm để cho rễ cây thích nghi và nhanh chóng phát triển.

    Cách chăm sóc lan cẩm cù ra hoa

Hoa lan cẩm cù là một trong các loại lan dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên để có được một chậu hoa cẩm cù đẹp, ra hoa quanh năm thì bạn nên lưu ý các điều sau đây:

    Tưới nước

    Cây lan cẩm cù là loài cây ưu độ ẩm cao và chịu hạn cũng rất tốt và  trung bình thì bạn nên tưới cây khoảng 1 tuần 1 lần là tốt nhất và cũng tùy theo mùa bạn phân bổ lượng nước tưới cho hợp lý.

    Chậu cây luôn phải đảm bảo thoát nước tốt và tránh để cho cây ngập nước nhiều, nhất là vào mùa mưa cây hay bị thừa nước dẩn đến cây nanh chết do ngập úng.

     Nhiệt độ và ánh sáng

    Nhiệt độ thích hợp để lan cẩm cù sinh trưởng và phát triển là từ 18 – 25 độ C, là loại cây ưa sáng. Chính vì vậy để cây ra hoa nhiều, đẹp thì bạn nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng tốt, nhiệt độ trung bình giúp cho cây quang hợp và ra hoa.

    Hầu hết Cẩm cù đều ưa thích ánh sáng tán xạ. Cây cần lượng ánh sáng thích hợp để quang hợp và trổ hoa. Cây sẽ phản ứng với độ sáng khác nhau và sẽ có hình dáng, màu sắc tương ứng. Nếu ta để chỗ râm mát quá, cây có xu hướng ít ra hoa, lá sẽ rất xanh tốt và thân dây phát triển mạnh. Ngược lại, nếu để chỗ nhiều nắng quá, cây trở nên chậm phát triển hơn, có thể ra hoa nhiều hơn nhưng lá sẽ chuyển màu sang vàng hay thậm chí đỏ. Nên trồng cây dưới giàn có lưới che như phong lan hoặc cũng có thể trồng chung với phong lan dưới giàn. Trong thực tế, một số nơi phù hợp với việc trồng cẩm cù là dưới hiên nhà có nắng nhưng không nên đặt cây trực tiếp ngoài ánh nắng mặt trời, dưới tán cây lớn, trồng chung với giàn hoa phong lan, bên cửa sổ…

    Cắt tỉa cành

    Nếu như bạn muốn có một chậu cây cảnh hoa lan cẩm cù đẹp thì nên thường xuyên cắt tỉa các lá già, cành già để cho cây to, ra nhánh mới khỏe khoắn hơn. Vì đây là dạng cây thân leo nên bạn cần lưu ý cắt tỉa hoặc uốn cành trung bình khoảng 1 tháng/lần để đảm bảo tính thẩm mỹ cho chậu cây.

    Bón phân

Vì trước khi trồng bạn đã bổ sung một lượng phân bón lót vừa đủ để cho cây sinh trưởng và phát triển nên trong khoảng 2 tháng đầu bạn không cần bón thêm phân.

Và vào những tháng tiếp theo bạn cần bón thúc định kỳ từ 1 – 2 tháng/lần cho cây. Không nên bón nhiều quá sẽ khiến cho cây bị xót hoặc ức chế sự ra hoa. Lưu ý khi bón thì bạn nên hòa tan dung dịch với nước để tưới để giúp cho cây dễ dàng hấp thụ hơn.

    Sâu bệnh – Phòng và chữa trị

    Sâu hại

    Cẩm cù ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.

    Bệnh và phòng bệnh

    Cẩm cù cũng rất ít bị nhiễm bệnh, một số ít nấm có thể nhiễm làm cây bị bệnh, lá thường có đốm đem, nâu, cây chậm phát triển. Bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất ở Cẩm cù là bệnh ‘nứt gốc’ dẫn tới chết cây. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về bệnh trên Cẩm cù do đó phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất. Dùng chất trồng sạch, tạo môi trường vệ sinh, thoáng mát giúp cây trồng không bị nhiễm các loại nấm bệnh.

Chúc bạn thành công tại Học nấu ăn số 1!!!

Đánh giá bài viết:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn