Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp

Cách trồng dưa lưới năng suất cao

Cách trồng dưa lưới vàng trong thùng xốp có phức tạp không? Cần chuẩn bị gì trước khi trồng và cách chăm sóc ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này!

    Dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh sáng. Mùa vụ thích hợp trồng dưa lưới từ tháng 2 – 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời tiết lạnh, trời âm u vì dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và cho năng suất thấp.

    Đất trồng dưa lưới cần đất tơi xốp thoát nước, nên trồng dưa lưới trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, trong đó đất trộn trấu là thích hợp nhất.

Cách trồng dưa lưới trên sân thượng

Những lưu ý trước khi trồng dưa lưới tại nhà

    Để có một giàn dưa xanh tốt, sai quả thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Các bạn hãy chú ý tới những điểm nêu dưới đây.

Lựa chọn vị trí trồng

    Đặc tính dưa lưới là cây ưa sáng nên bạn cần tận dụng những vị trí rộng và có nhiều ánh sáng. Khoảng sân rộng trước nhà là một vị trí thích hợp, hoặc có thể là sân thượng hay ban công cũng là một ít tưởng tốt.

    Tuy nhiên, nếu như diện tích ban công hay sân thượng quá bé cũng không phù hợp với việc trồng dưa lưới. Ví khi trồng ở không gian hẹp thiếu ánh sáng, cây sẽ cho ra quả bé và chất lượng quả không cao.

 Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng dưa lưới

    Đất trồng dưa lưới cần phải đảm bảo tính tơi xốp, thoát nước tốt cũng như giàu chất dinh dưỡng. Có thể kể đến như đất sạch + phân trùn quế, dịch trùn quế kết hợp xơ dừa.

    Những loại đất kiểu như này, các bạn nên mua sẵn tại các cửa hàng cây cảnh. Để đảm bảo chất lượng, cũng như độ hiệu quả khi trồng

Nên trồng dưa lưới vào tháng mấy?

    Dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh sáng. Vốn là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa.

    Khi trồng dưa lưới thì hầu như ai cũng nắm được, đây là loại cây chịu lạnh rất kém và ưa nhiệt vì vậy đối với khu vực miền bắc thì không thể trồng được cây dưa lưới vào mùa đông. Còn khu vực miền nam thì có thể trồng dưa lưới quanh năm.

    Khi trồng dưa lưới chúng ta cũng cần phải chú ý đến thời gian gieo trồng vào thời điểm nào trong năm để giúp cây đạt năng suất và chất lượng quả cao nhất.

    Trong một năm các bạn có thể trồng vào hai khoảng thời gian.

Đó là vào khoảng tháng 2–3 và thu hoạch vào cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5.Hoặc trồng vào tháng 8–9 dương lịch và được thu hoạch vào tháng 11-12.

Chọn hạt giống dưa lưới

    Dưa lưới giống cũng khá đa dạng và có nhiều chủng loại. Có những loại hạt nội địa giá giao động từ 500-1000đ mỗi hạt, dưa ngoại thì có giá cao hơn có thể lên tới 5k -7k / hạt. Tùy theo giá của hạt dưa giống mà đầu ra cũng khác nhau.

    Bạn nên chọn những loại hạt giống tốt một chút, và phù hợp với vùng miền của mình. Nếu là hạt F1 thuần chủng thì tỉ lệ hạt nảy mầm cao, cho ra quả to ngọt. Nếu như hạt giống lai ghép, không có thương hiệu rõ ràng thì tỉ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn và cho rất chất lượng quả cũng không cao.

    1. Tiến hành ươm hạt

ươm hạt dưa lưới

    Ngâm hạt với nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) từ 4 – 6 tiếng. Sau đó, dùng vải có khả năng giữ ẩm tốt để ủ hạt.

Sau 24h ủ, hạt bắt đầu nứt nanh thì tiến hành cho vào bầu ươm.

Sau đó, phủ một lớp mỏng đất đã chuẩn bị, để nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm.

Sau 2 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm.

Sau 8 – 10 ngày, cây bắt đầu cho 2 lá thật thì đem trồng.

Lưu ý: Từ lúc hạt nảy mầm, chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Nếu tưới quá nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.

    2. Chuẩn bị chậu xô hoặc thùng xốp để trồng cây


Chuẩn bị chậu xô để trồng

    Ta có thể chuẩn bị chậu, xô, thùng đều được cả, để cho cây dưa lưới phát triển khỏe mạnh nhanh chóng , ta cần lựa chọn chậu đủ to và có chiều sâu để có thể đựng được nhiều đất hơn, chậu phải có lỗ thoát nước bên dưới, giúp tạo độ thông thoáng và trao đổi oxy vào trong đất, giúp cây phát triển tốt hơn.

    Điều này rất quan trọng, khi chậu có lỗ thoát nước sẽ làm cho cây phát triển tốt hơn, không bị ngập úng gây nên thối rễ, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

    3. Trồng cây con dưa lưới

Trồng cây con dưa lưới ra thùng xốp

    Sau khi cây phát triển từ 2 – 3 lá thật, tiến hành trồng vào chậu lớn đã chuẩn bị trước đó. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.

    Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất và nén cho chặt gốc. Luôn tưới giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Lưu ý:

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt.

Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ bằng rơm hoặc tạo bóng râm trong tuần đầu tiên để cây con hồi sức.

    4. Chăm sóc cây dưa lưới

Tưới nước:

    Sau trồng cây con cần tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm cho đất trồng khoảng 0,5 – 0,7l/cây/ngày.

    Khi thời tiết quá nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát.

    Đối với trồng dưa lưới trong thùng xốp, cần đảm bảo thoát nước tốt tránh gây ngập úng, thối rễ và chết cây.

    Trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để tăng độ ngọt và độ giòn của quả.

Làm giàn:

dàn cây dưa lưới

    Khi cây có 5 – 6 lá thật thì tiến hành làm giàn cho dưa lưới.

    Có thể đóng cọc hoặc dùng dây nilong buộc nhẹ vào giàn lưới.

    Dưa lưới có quả to, nặng nên chú ý đến việc treo quả và tránh để quả làm gãy thân.

    Bón phân:

Ảnh Internet

    Giai đoạn đầu cần nhiều đạm, giai đoạn tạo hoa trái cần nhiều lân và sắp thu hoạch cần nhiều kali. Cụ thể:

    Phân bón NPK là lựa chọn của nhiều người để dưa lưới cho trái chất lượng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai mục, phân chuối ủ, đạm cá, phân dơi, rong biển, nước vo gạo… để bổ sung dinh dưỡng cho cây và tăng độ ngọt tự nhiên cho quả. Đặc biệt, phân bón hữu cơ là lựa chọn hoàn hảo của bạn có sản phẩm an toàn cho sức khỏe.

    Phân trùn quế tiến hành bón vào 7NST, bón thường xuyên mỗi tuần/lần đến trước khi thu hoạch 7 ngày thì ngưng.

    Phân đạm cá pha loãng, tưới thường xuyên 7 – 10 ngày/lần, từ 10NST đến trước khi thu hoạch 7 ngày thì ngưng.

    Khoảng 20NST cần bón tăng lượng kali nhiều hơn đạm bằng phân dịch chuối, bón hàng tuần cho quả phát triển tốt nhất.

    Đến khi cây được 30NST thì tăng kali đậm hơn, bón cách ngày để giúp quả tăng độ ngọt tự nhiên.

Bón phân trùn quế cho dưa lưới

    Cắt tỉa và thụ phấn:

Ảnh Internet


    Khi cây có 5 – 6 lá thật cần tiến hành cắt tỉa hết các nhánh lẻ, chỉ giữ lại nhánh lẻ khi cây phát triển đến lá thứ 8.

    Trong vòng 3 – 5 ngày sau khi ra hoa, cần tiến hành thụ phấn để đạt chất lượng cao nhất. Nếu số lượng ít có thể thụ phấn thủ công bằng tay bằng cách lấy hoa đực vặt cánh, xoay đều xung quanh nhụy hoa cái. Sợ không đủ phấn thì có thể dùng 2 – 3 hoa đực/1 cái.

    Lưu ý tránh cầm nắm hoa cái (xước, gãy). Nếu vườn quá nhiều nên nhờ sự trợ giúp thụ phấn từ ong. Trong giai đoạn chuẩn bị thụ và thụ phấn không nên phun lá.

    Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì tiến hành ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

    Lưu ý: Nếu có quá nhiều hoa đậu quả, nên ngắt bớt chỉ chừa lại khoảng 2-3 quả/cây để cây tập trung nuôi quả. Tránh việc nuôi trái quá nhiều làm giảm năng suất cũng như chất lượng trái.

    Phòng ngừa sâu bệnh:

    Giai đoạn cây 3 – 4 lá thật phun thuốc ngừa bọ trĩ 1 lần (pha 70% theo liều hướng dẫn trên bao bì khi chưa phát hiện bệnh)

    Dùng các loại bẫy pheromone để dẫn dụ ruồi vàng, nên để cách xa khu vực trồng 2 – 3m, tránh để ngay trên cây.

    Khi cây tầm 10 lá thì phun Bihoper ngừa sâu và bọ trĩ tiếp 1 lần ( vẫn pha 70% liều dùng để ngừa nếu chưa phát hiện sâu bệnh)

    Phun vi sinh Emnia – P ngừa nấm bệnh định kỳ 5 ngày/lần từ lúc trồng cây con, liều lượng 10ml/l nước

    Phun vi sinh đối kháng Trichoderma để ngừa bệnh héo xanh cho cây, tưới lần 1 khi cây được 6 – 7 lá thật và lần 2 lúc trái bắt đầu tạo lưới.

    10 ngày cuối thường xuyên kiểm tra đít trái để tránh bị thối đít, nên tỉa lá dọn vườn thông thoáng, giãn mật độ trồng vào mùa mưa.

    6. Thu hoạch dưa lưới

    Sau khoảng thời gian dài trồng và chăm sóc cây dưa lưới tại nhà thì khoảng thời gian 3 tháng thì sẽ cho thu hoạch trái dưa lưới thơm ngon, khi thấy trái dưa lưới có màu trắng ngà có các gân lưới xuất hiện rõ hơn, vết nứt xung quanh thì lúc này có thể thu hoạch được.

    Khi thấy quả dưa lưới già đi thì ta nên tiến hành dừng tưới nước từ 5-7 ngày trước đó, trước khi thu hoạch để giúp dưa lưới giòn và ngọt hơn, khi mới hái trái xuống không nên dùng ngay, ta nên để từ 1-2 ngày sau hãy mới thưởng thức, lúc này quả sẽ ngọt hơn.

Chúc các bạn thành công tại Học nấu ăn số 1!!!

Đánh giá bài viết:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn