Cách trồng và chăm sóc cà tím

Cách trồng và chăm sóc cà tím

    Cà tím (cà dái dê) là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, cà tím còn được coi là thần dược chữa rất nhiều các loại bệnh khác nhau như phòng ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, kiểm soát tiểu đường…

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cà tím trong thùng xốp cho quả sai

    Cà tím nó mang lại hàm lượng chất xơ, vitamin và chất chống oxy hoá vô cùng lớn. Ngày nay có nhiều người đã tự trồng cà tím tại nhà. Bài viết hôm nay Học nấu ăn số 1 sẽ chia sẻ các kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà tím sao cho hợp lí nhất cho các bạn. 

    1.Cây cà tím là cây gì?

    Cà tím có tên khoa học là solanum melongena thuộc họ Cà. Người ta còn gọi nó bằng cái tên khác đó là cà dái dê.

    Đây thuộc cây 1 năm, chiều cao tới 40 đến 155cm. Cây thường có gai, thân cây nhỏ.

    Các lá cây cà tím có thuỳ thô, dài tầm 10 đến 15cm với chiều rộng từ 5 đến 10cm. Trên mặt lá có phủ một lớp lông trắng.

    Loại cây này ra hoa màu tím và tràng hoa có 5 thuỳ. Các nhuỵ của hoa có màu vàng.

    Quả thuộc dạng quả mọng, có nhiều cùi thịt và đường kính tuỳ thuộc vào từng giống cây. Phần quả mềm và có chứa nhiều hạt nhỏ.

    Cây rau ăn quả này được phát hiện có nguồn gốc từ Ấn Ddooj. Ngày nay tại Việt Nam nó được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đặc biệt là các huyện thành Hồ Chí Minh, các tỉnh Long An hay Bà rịa Vũng Tàu…

    Trong quả cà tím có chứa các loại vitamin như vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B6 và các loại khoáng chất như photpho, magie, canxi, maangan, sắt… Đồng thời cà tím có chứa một lượng rất thấp chất béo bão hòa cholesterol và natri.

    Người ta thường thu hoạch quả sau khoảng 60 đến 70 ngày trồng. Không để thời gian quả quá muộn khi đó sẽ bị già và ăn không ngọt, ngon.

    Thời vụ trồng

    Có 2 thời vụ để trồng cà tím tốt trong năm.

Vụ Đông Xuân: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau

Vụ Hè Thu : Trồng từ tháng 4 đến tháng 7

    Dựa vào kinh nghiệm trồng lâu năm, có thể thấy cá tỉnh phía Nam không nên trồng vào các tháng mùa mưa ( tháng 5,6). Còn các tỉnh ở phía bắc, chúng ta không nên bắt đầu trồng vào các tháng cuối năm vì trồng vào thời điểm đó rất dễ bị sâu đục quả tại thời điểm thu hoạch.

    Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống 

    Dụng cụ trồng

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cà tím trong thùng xốp

    Chậu cà tím là cây lâu năm nên cần mật độ 1 cây/ thùng xốp hoặc chậu tương đương. Nếu trồng đất khoảng cách 50*70cm

    Bạn có thể tận dụng thau, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cà tím. Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Tuy nhiên, chậu hoặc thùng xốp phải cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm.

    Bạn có thể mua đất tại các cơ sở cây giống, đó là những loại đất đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cũng như độ tơi xốp. 

    Chậu hoặc thùng xốp trồng cà tím cũng gần tương đương như chậu hoặc thùng xốp trồng cà chua, hay dưa leo. Do là cây rễ chùm, nên cà tím cần một không gian chậu đủ lớn. Sử dụng thùng xốp, chậu sơn qua sử dụng … đều phù hợp.

    Lưu ý :  cần phải đục nhiều lỗ ở đáy và thân chậu, mục đích làm cho nước được thoát dễ dàng hơn.

    Nên đặt chậu trồng ở nơi có nhiều ánh sáng như ban công, sân thượng hay hành lang lối đi … Đảm bảo chậu trồng nhận được ánh sáng mặt trời 6-8 tiếng / ngày. 

    Đất trồng 

    Cà tím thích hợp trồng trên tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH khoảng 6. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

Nếu bạn tự chuẩn bị đất, nên chọn đất thịt pha cát, hoặc đất pha giá thể như : trấu hun, xơ dừa, … Phơi đất khoảng một tuần trước khi cho vào chậu trồng. Sử dụng thêm phân NPK vừa đủ thêm vào đất, để kích thích sự phát triển của cây sau này. 

    Hạt giống có 2 cách trồng cây

    Cách 1 lấy hạt từ trái 

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cà tím trong thùng xốp cho quả sai

    Chọn những quả cà tím lớn đều, dài và không sâu bệnh để làm giống. Tách phần quả chứa hạt cà vào một cái khay và đổ ngập nước. Ngâm chúng trong vòng một vài tiếng cho phần thịt quả nở bung ra. Dùng vợt lưới lọc bỏ phần nổi bên trên, những hạt quả nặng hơn sẽ chìm xuống dưới

    Cách 2 

    Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản gần nhà hoặc siêu thị.

    Hạt giống phải mập mạp, không bị nấm mốc, sâu bệnh. Chuẩn bị số lượng hạt giống vừa đủ với diện tích trồng cây. 

    Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây 

cách trồng và chăm sóc cà tím trong thùng xốp cho quả sai

    Cà tìm có thể trồng từ cây con hoặc ươm từ hạt đều được. Nếu như bạn mua cây con sẵn thì có thể tiến hành trồng luôn vào trong chậu, thùng xốp.

    Ngoài ra, ươm từ hạt thì bạn làm lần lượt như sau:

    Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn phải ngâm nước lạnh từ 24-30 giờ. Sau đó vớt ra ngâm ở nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong vòng 1 tiếng. Công đoạn này vừa giúp làm mềm vỏ hạt để kích thích nảy mầm vừa giúp diệt trừ nấm bệnh. Ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.

Làm hốc sâu 10 đến 15cm thì cho phân bón vào hốc. Đem hạt đã ủ gieo từ 2-3 hạt vào một ô ở giá gieo hạt hoặc bầu. Sau đó lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ. 

    Khi cây con trồng trong bầu có từ 5 đến 6 lá thật và cao khoảng 6-8cm thì chọn ra những cây khoẻ mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu hoặc thùng xốp. Sau khi cấy xong tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần. 

    Chăm sóc

cách trồng và chăm sóc cà tím trong thùng xốp

    Tưới nước

    Tùy thuộc vào dạng đất, cách tưới và thời vụ mà bạn có thể tưới nhiều lần khác nhau trong tuần. Những mục đích chung của việc tưới nước này đó là cung cấp đủ nước cho cây trồng. Bạn nên bố trí cách tưới sao cho không làm ướt lá. Trong quá trình chăm sóc cần phải quan sát thật kĩ độ ẩm của đất, thiếu hay dư thừa nước có thể làm cho cây bị hạn chế chất dinh dưỡng khi đó khó ra hoa, kết trái.

    Bón phân

    Đối với từng loại đất  và thời vụ trông thì bạn sẽ sử dụng các loại phân bón với hàm lượng khác nhau. Khi thực hiện bón thúc thì nên thực hiện các lần cách nhau từ 15 đến 20 ngày bón phân 1 lần. Kết hợp giữa bón phân là làm cỏ, vun gốc và lấp phân để cây có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Giữa 2 lần bón thúc, nếu trường hợp cây thiếu phân thì cần bổ sung cho cây một lượng phân bón bằng cách dùng Ure, DAP hoặc NPK 20 -20 – 15. Pha loãng chúng với nước và tưới gần gốc trong thời gian cây bắt đầu ra hoa.

    Ánh sáng

    Khi trồng cà tím bạn nên di chuyển cây trồng ra vị trí có ánh sáng, thoáng mát để cây phát triển tốt hơn. Tránh đặt cây ở những nơi râm, ẩm ướt bởi khi đó sẽ làm tăng nguy cơ sâu bệnh trên cây. 

    Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. 

    Lưu ý: Tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to. 

    Sau khi cấy cây con được 1 tuần, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 10-12 ngày bón thúc lần.

    Phòng bệnh cho cây cà tím

    Mặc dù đây là loại cây trồng dễ trồng và dễ chăm sóc tuy nhiên nếu ta không chăm sóc đúng kỹ thuật thì nó cũng dễ dàng gặp phải các loại sâu bệnh khác nhau. Vậy làm thế nào phát hiện ra cây trồng của mình bị mắc bệnh, các phòng tránh như thế nào. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về những bệnh dưới đây nhé.

Cây cà tím phát triển rất tốt nếu được chăm sóc đúng cách

    Bệnh cháy lá, đốm lá, mốc sương

    Bệnh này thường phát triển khi cây trồng đã lớn. Những nấm bệnh sẽ bắt đầu xâm nhập vào biểu bì của lá tạo thành một hình bất định và lan rộng.

    Để phòng trừ bệnh này chúng ta cần phải trồng cây có khoảng cách vừa, không quá dày cũng không quá rộng. Cắt tỉa những lá vàng, lá bị sâu bệnh. Trong trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng thuốc hoá học như Thane-M 80 WP, Bavisan 50WP, Dipcy 750 WP.

    Bệnh đốm vằn trên cà

    Bệnh này chỉ xuất hiện trong thời gian cây gần trổ hoa đến thời kì thu hoạch trái. Khi này nấm bệnh sẽ tấn công vào thân lá làm cho giá bị héo, hay thay đổi hình dạng và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.

    Để phòng trị bệnh này chúng ta cần phải thường xuyên luân canh cây trồng, vệ sinh khu vực trồng cây sạch sẽ, và loại bỏ những tàn dư của các cây thu hoạch trước. Nếu bệnh phát triển mạnh có thể dùng Bavisan 50WP, Marthian 90SP để phun ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

    Bệnh héo rũ lá

    Tại giai đoạn cây bắt đầu trổ hoa và kết trái thì bệnh héo rũ thường xuất hiện. Bệnh xảy ra do Bacteria hoặc nấm bệnh tấn công ở phần rễ. Khi đó cây tự dưng bị héo rũ và chết đi.

    Biện pháp phòng trị kịp thời đó là phải đảm bảo đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Trồng luân canh cây khác họ cà, xử lý đất trước khi trồng. Phun phòng bệnh Marthian 90SP trong trường hợp cây có biểu hiện bệnh nặng.

    Bệnh sâu đục hoa, đục trái

    Loại sâu bệnh này tấn công trong tất cả giai đoạn phát triển và sinh trưởng của cây. Nó thường cắn phá các đọt lá non, bông và đục trái. Khi đó sẽ tạo ra các đường ngoằn ngoèo trong trái và làm cho trái không còn giá trí thương phẩm.

    Để phòng trừ sâu bệnh này bạn có thể sử dụng bằng biện pháp thủ công chẳng hạn như bắt sâu vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm. Đồng thời cũng có thể phun thuốc Foton 5.0 ME… để hạn chế sự lây lan, phát triển của sâu bệnh.

    Trồng cây cà tím sẽ không khó nếu như bạn thực hiện đúng theo những kỹ thuật trồng và chăm sóc mà chúng tôi cung cấp trên đây. Chúc các bạn có thể tự trồng được những cây cà tím sai trái nhất.

    Thu hoạch 

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cà tím trong thùng xốp cho quả sai

    Sau 60-70 ngày trồng là cà tím có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây. 

    Bạn cũng có thể chọn những quả to, dài, đẹp, không sâu bệnh để già làm giống cho vụ sau. 

 Chúc các bạn thành công!!!

Đánh giá bài viết:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn