CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA ĐẬU BIẾC
Gần đây hoa đậu biếc trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất bởi công dụng tuyệt vời của nó. Không chỉ có thể làm trà, tạo màu cho các món ăn mà loài hoa này còn có tác dụng làm đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa. Cách trồng hoa đậu biếc lại cực đơn giản nên các bạn có thể tự trồng tại nhà. Vừa tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ lại có hoa dùng quanh năm rất tiện lợi.
Trong bài viết này, Học nấu ăn số 1 chia sẽ với bạn đọc kỹ thuật trồng hoa đậu biếc chi tiết và đơn giản nhất tại nhà.
Tổng quan về Hoa đậu biếc.
Cây hoa đậu biếc còn gọi đậu hoa tím hay bông biếc, tên khoa học Clitoria ternatean, thuộc chi Đậu biếc (danh pháp: Clitoria), họ Đậu (Fabaceae). Đậu biếc là cây thân thảo, leo, thân và cành mảnh có lông.
- Tên thường gọi: Cây hoa đậu biếc.
- Tên gọi khác: Bông biếc hay đậu hoa tím.
- Tên khoa học: Clitoria ternatean.
- Họ: họ đậu – Fabaceae
- Nguồn gốc xuất sứ: nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, cây đậu biếc thường mọc hoang với những bông hoa leo ở bờ rào và để lấy quả. Có nơi trồng rất nhiều dùng làm cây phân xanh, cây che phủ đất và cải tạo đất. Cây chịu nắng và hạn được trồng bằng hạt.
Bộ phận chứa chất
độc của cây đậu biếc là hạt và rễ. Trong thành phần của hạt chứa các acid amin
và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có
tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
Đặc điểm của cây hoa đậu biếc
Cây đậu biếc thuộc nhóm thân thảo, thân mềm và thường có lông tơ
nhỏ bao quanh, cây dẻo và dai, có thể bám được xung quanh các vật thể khác, cây
có thể dài tới 15 – 17m, nên hay được dùng để trang trí hàng rào hoặc cổng nhà.
Lá cây đậu biếc là lá kép, mọc đối xứng nhau, lá cũng có lông tơ
bao phủ và hay cuốn dài, thường thì cứ 1 lá to sẽ mọc ở giữa ngay ngọn, 5 lá
chét còn lại sẽ mọc đối xứng nhau, mỗi lá có kích thước khoảng 4cm. Hoa đậu biếc
thường có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng.
Hoa có 2 màu cơ bản là màu tím hoặc màu hồng, hoa đậu biếc được
phân thành 2 loại: loại hoa kép và hoa cánh đơn. Quả đậu biếc thường dẹt, khi
già chuyển dần từ màu xanh non sang màu nâu đậm, có chiều dài khoảng 5 – 7cm, mỗi
quả bên trong đều chứa từ 7 – 9 hạt. Hạt đậu biếc thường có màu đen tuyền, bóng
và có đốm nhỏ.
Đặc điểm sinh trưởng hoa đậu biếc
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh, phù hợp ở những
nơi có điều khí hậu nóng ẩm. Cây có tuổi thọ trung bình, dễ trồng và dễ
chăm sóc.
Nguồn gốc và ý nghĩa của cây hoa đậu biếc
Nguồn gốc của cây hoa đậu biếc
Cây hoa đậu biếc có nguồn gốc từ Đông Nam Á với tên khoa học là Clitoria ternatean. Nó còn được biết đến với nhiều tên gọi như cây bông biếc hay đậu hoa tím. Với màu xanh tím biêng biếc vô cùng đẹp mắt.
Hoa đậu biếc được dùng nhiều trong việc chế tạo phẩm màu tự nhiên. Ngoài ra, nó còn có rất nhiều tác dụng khác.
Như trong làm thuốc đông y trị bệnh và là thực phẩm được sử dụng nhiều.
Ý nghĩa của cây hoa đậu biếc
Theo quan niệm dân gian, mỗi loại cây cảnh sẽ mang một ý nghĩa riêng mình và cây hoa đậu biếc cũng vậy. Chúng đại diện cho vẻ đẹp nền nã, duyên dáng, e thẹn và là loại cây tượng trưng cho hạnh phúc, niềm vui và mang lại may mắn cho gia chủ.
Chính vì thế, loài cây này được mọi người
lựa chọn làm món quà tặng cho gia đình, bạn bè hay người tình.
Cách dùng hoa đậu biếc hiệu quả
Liều lượng dùng tốt nhất không vượt quá 200 bông/người/ngày. Thường thì một tách trà dùng 4 bông.
- Cách dùng hoa đậu biếc hỗ trợ điều trị tiểu đường: lấy 20 gram hoa đậu biếc khô hòa với 200ml nước nóng rồi uống, uống mỗi ngày 1 lần.
- Cách dùng hoa đậu biếc hỗ trợ điều trị xoang: đun sôi khoảng 500ml nước sau đó cho vào 5 bông đậu biếc, khoảng 2 phút tắt lửa. Hít hơi nước bốc lên khoảng 5-7 phút, mỗi ngày 1 lần trong vòng 1 tuần.
- Cách sử dụng hoa đậu biếc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Cho 15ml mật ong và 10-20 hoa vào nồi đun sôi và trộn đều, tiếp theo vắt vào 1 quả hạnh (quất, tắc) và 1 nhánh sả đập dập, đảo đều, mỗi ngày uống 1 cốc nhỏ.
Hoa đậu biếc tuy có những tác hại không mong muốn, tuy nhiên nếu sử dụng cẩn thận bạn hoàn toàn không cần lo lắng về chúng. Bên cạnh đó, việc uống trà hoa đậu biếc cũng không gây ra tác dụng phụ gì cho cơ thể.
Công dụng, tác hại và cách dùng hoa đậu biếc hiệu quả
- Hoa đậu biếc có tác dụng thanh mát cơ thể. Uống trà từ hoa này giúp hạ sốt hiệu quả, đánh bay cảm cúm, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu sưng, trị viêm họng, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ tim mạch, tốt cho người đái tháo đường, tạo màu cho món ăn, chăm sóc da tự nhiên, giảm mỡ thừa, ngăn thừa cân, là chất kháng sinh tự nhiên.
- Giúp tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Ngoài ra, khi chế biến bông đậu biếc thành những món ăn, nước uống còn giúp tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học tập và làm việc vất vả.
- Tốt cho những người thiếu máu lên não. Đặc biệt là người già đang có tình trạng suy giảm trí nhớ, giúp cải thiện cho máu tuần hoàn lên não bộ.
- Hoa còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giúp cải thiện thị lực.
- Đặc biệt hoa còn hỗ trợ phòng ngừa ung thư, ngăn ngừa lão hóa.
Rễ và hạt đậu biếc có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, thuốc trị côn trùng cắn,…
Nếu ăn nhầm hạt hoa có thể gây buồn nôn, còn đối với hoa thì không có chứa chất độc gì.
- Đối với phụ nữ mang thai chất này làm co bóp tử cung rất ảnh hưởng tới thai kì.
- Đối với trẻ em nếu ăn phải hạt đậu biếc dễ gây xổ tả, buồn nôn.
- Đối với người lớn nếu đang dùng thuốc chống đông máu hay chuẩn bị làm phẫu thuật nên hạn chế sử dụng hoa đậu biếc.
Kỹ thuật trồng cây hoa đậu biếc
Cách trồng cây và
chăm sóc hoa đậu biếc
Chuẩn bị
Cây đậu biếc không khó trồng nên có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc đất vườn để trồng cây hoa đậu biếc.
Lưu ý: nếu trồng bằng bao hay chậu thì dưới đáy phải đục lỗ để thoát
nước.
Cây đậu biếc con
Cây đậu biếc thường dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chịu được rét
và nóng tốt. Cây ưa phát triển ở nhiệt độ từ 20-32 độ C. Đất trồng cây đậu biếc
có thể là loại đất thịt màu mỡ và tơi xốp, cần thoát nước tốt.
Có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục,
phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với
vôi rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Cách trồng và chăm cây hoa đậu biếc
Cách trồng hoa đậu biếc
Làm đất
Trước khi trồng cây khoảng 1 tháng, nên tiến hành cảo đất, phơi nắng
để tạo sự thông thoáng cũng như tiêu diệt những mầm bệnh ẩn náu trong đất. Đào
hố trồng cây giống: Sau khi phơi ải đất xong, tiến hành đào hố trồng, mỗi kích
thước khoảng 60x5x60, dùng hỗn hợp phân chuồng hoai mục, vôi bột, phân lân, để
bón lót cho đất, để đất nghỉ khoảng 7 ngày, sau đó có thể tiến hành trồng đậu
biếc.
Chọn cây giống
Sau khi ươm cây giống, lựa chọn những cây giống cao từ 30 – 40cm,
bộ rễ, thân, lá đều phát triển đầy đủ.
Thứ nhất, cách trồng đậu biếc bằng hạt:
Người trồng cần lựa chọn mua hạt giống cây hoa đậu biếc ở các địa chỉ là cá nhân, cửa hàng, doanh nghiệp bán hạt giống uy tín, được nhiều người tin tưởng và tìm mua. Hạt phải to, đều, không bị sâu hoặc mốc.
Trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước ấm khoảng 25 – 30 độ C trong vòng 7 – 10 tiếng. Tiếp theo, vớt ra và tiếp tục ngâm trong chế phẩm kích thích khoảng 4 giờ đồng hồ.
Sau đó, bạn gieo vào phần đất đã được chuẩn bị sẵn với tỉ lệ 50% đất thịt, 30% phân chuồng đã được ủ mục, 20% mùn và phủ lớp đất mỏng từ 1 – 2 cm lên hạt đã gieo, nhớ tưới phun sương nhẹ nhàng và cuối cùng là che chắn nắng cho phần đất mới gieo hạt bằng các sản phẩm che nắng cho cây cảnh thông dụng.
Cách thứ 2, cách trồng cây đậu biếc bằng cành:
Nếu trồng hoa đậu biếc bằng cành thì cũng cần lưu ý lấy những cành mập, có mắt ngủ, không non quá cũng không già quá.Ươm cành trong bầu đất với tỉ lệ hỗn hợp đất, phân, mùn như gieo hạt cho đến khi cành ra rễ và mọc các cành còn từ 15 – 20cm thì bắt đầu mang cây đi trồng.
Lưu ý : trước khi trồng cần cày cuốc đất, rắc vôi, phơi ải nhằm tiêu diệt mầm bệnh có hại trong đất.
Tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 60 x 5 x 60cm, dùng tay hoặc dao chuyên dụng tách bầu cây, tránh làm vỡ bầu đất ảnh hưởng đến rễ của cây, đặt cây giống nhẹ nhàng xuống hố đã đào sẵn và lấp đất cao hơn cổ gốc khoảng 10 – 20cm. Nén chặt phần đất ở gốc nhằm giữ cho cây thẳng đứng, tiến hành tưới nước cho cây, sau đó phủ lớp lá hoặc rơm rạ xung quanh gốc để giữ độ ẩm cho cây.
Cách chăm sóc cây hoa đậu biếc
Tưới nước
- Nếu trồng vào mùa khô, tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho cây, tránh để đất trồng cây bị khô. Trồng mùa mưa chú ý điều kiện thoát nước để cây không bị ngập úng.
- Nếu cây ra hoa thì chú ý tưới nước vào rễ, không nên tưới toàn bộ thân cây, đặc biệt là không tưới lên hoa.
Bón phân
Để thực hiện hiệu quả kỹ thuật trồng hoa đậu biếc ra hoa quanh năm, nên thường xuyên bón thúc cho cây bằng các loại phân và liều lượng sau đây:
Sau 20 ngày khi trồng, bón phân đạm pha loãng với nước và tưới 2 lần mỗi tuần.
- Sau 45 ngày, bón thêm phân tổng hợp Ure, lân và NPK với tỷ lệ 16:16:8.
- 1 tháng sau bón tiếp phân tổng hợp theo tỷ lệ trên 1 lần nữa cho đến khi cây ra hoa.
- Khi cây ra hoa, để cây ra hoa nhiều nên bón thúc thêm phân Kali cho cây.
Sau mỗi lứa thu hoạch hoa, để vực cây dậy tiếp tục sinh trưởng phát triển và nhanh cho hoa vụ sau thì nên bón phân chuồng ủ hoai mục xung quanh gốc.
Cây đậu biếc thường ít bị sâu bệnh tấn công. Nếu có thì thường bị rệp và lá xoăn gây ảnh hưởng quá trình phát triển và kết hoa của cây. Vì sử dụng hoa nên hạn chế dùng thuốc hóa học. Hãy tự làm thuốc trừ sâu từ tỏi, ớt và rượu pha loãng với nhau để phun.
Cách làm giàn
Quá trình chăm sóc loài cây này cần sát sao trong việc theo dõi khi các ngọn cây đang tua cuốn, ta cần tiến hành làm giàn cho cây. Tùy theo sở thích của mỗi người để lựa chọn cách làm giàn cho cây hoa đậu biếc theo hình chữ A hay hình vuông như giàn bầu, bí hoặc.
Lưu ý, nên đào cột giàn sâu, nén đất chặt vào xung quanh cột, buộc các xà ngang vững chãi để chống mưa gió làm đổ giàn, ảnh hưởng đến cây đang phát triển. Trường hợp, bạn trồng cây đậu biếc gần hàng rào, tường nhà thì có thể để cây tự leo bám vào các vật đó mà không cần làm giàn.
· Cắt
tỉa cành, lá
· Khi
cây đã quen với môi trường sống, chúng phát triển rất nhanh, chính vì vậy bạn cần
chú ý tỉa bớt những cành tăm, cành khô, cành sát đất, những cành mọc vượt, cành
héo, lá vàng úa già và những cành có biểu hiện sâu bệnh sẽ giúp cây luôn luôn
khỏe mạnh xanh tốt, tạo độ thông thoáng cho cây phát triển, vừa kiểm soát được
chiều cao của cây, cũng như vừa hạn chế được một số mầm bệnh cho cây.
· Đồng
thời, cũng cần dọn vệ sinh vườn, làm cỏ xung quanh các gốc cây, để cây không bị
phân tán chất dinh dưỡng. Cứ 1 tháng cần tỉa cành và dọn vệ sinh, làm cỏ gốc 1
lần cho cây.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp tất cả về hoa đậu biếc
cũng như là cách trồng hoa đậu biếc tại nhà hiệu quả. Nếu có câu
hỏi gì bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này và đừng quên chia sẻ cho
bạn bè người thân nhé!
Chúc bạn trồng thành công để mang lại sức khỏe cho gia đình và làm đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Hỏi & đáp về
hoa đậu biếc
Hỏi: Rễ và hạt hoa đậu biếc
có ăn được không?
Đáp: Hạt hoa đậu biếc
chỉ dùng để làm giống không nên sử dụng, rễ thì được dùng để chế tạo 1 số thuốc
nhưng cũng nên hạn chế sử dụng nếu không biết cách.
Hỏi: Uống hoa đậu biếc
nhiều có tốt không?
Đáp: Hoa đậu biếc cũng như
các loại thực phẩm khác, chỉ nên dùng 1 liều lượng nhất định, không nên quá lạm
dụng, trung bình 1 người nên sử dụng từ 200 hoa/ngày trở xuống để tốt cho sức
khỏe.
Hỏi: Tôi có thể tìm mua
hoa, giống và cây đậu biếc ở đâu?
Đáp: Bạn có thể mua trên Shopee hoặc tìm chỗ bán cây giống cây trồng
Hỏi: Tuổi thọ cây đậu biếc
là bao lâu?
Đáp: Hiện tại thì chưa có
kết quả thống kê, nhưng theo kinh nghiệm của Học nấu ăn số 1 thì
khoảng 3-4 năm nếu không chăm sóc tốt, nếu chăm sóc tốt thì tầm khoảng 7-8 năm.
Hỏi: Cây đậu biếc bao lâu
ra hoa (đậu hoa)?
Đáp: Nếu ươm bằng hạt thì vào khoảng 1,5 – 2 tháng cây sẽ đậu hoa, nếu cây con cao từ 2 – 3 tấc trong vòng 1 tháng sẽ ra hoa!